Góc thắc mắc – Có cần thiết cho trẻ đi nhà trẻ hay không? – OVTAC

Góc thắc mắc – Có cần thiết cho trẻ đi nhà trẻ hay không? – OVTAC

Góc Thắc Mắc Có Cần Thiết Cho Trẻ Đi Nhà Trẻ Hay Không Ovtac

Hiện nay, nhất là các bậc phụ huynh trẻ thường đang phân vân rằng có nên cho con mình đi học sớm (trước 3 tuổi) hay không bởi vì không thể biết được việc cho con đi nhà trẻ như thế sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn hay lại khiến trẻ trở nên chậm phát triển. Vậy có cần thiết cho trẻ đi nhà trẻ hay không? Mặt lợi và mặt hại của việc cho trẻ đi học sớm là gì? Hãy cùng OVTAC tham khảo qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé.

Lợi ích từ việc cho trẻ đi nhà trẻ từ sớm

Trẻ được dạy dỗ và chăm sóc có khoa học

Hầu hết khi cho trẻ đi nhà trẻ thì trẻ sẽ được học với rất nhiều các bạn nhỏ khác nhau trong một lớp học được tổ chức có giờ giấc rõ ràng, trẻ cần dậy đúng giờ để đến lớp, cần ăn đúng giờ, chơi đúng giờ ngủ đúng giờ. Điều này sẽ tạo cho trẻ một lịch sinh hoạt đều đặn và có khoa học, giúp trẻ phát triển rất tốt nhất là về mặt thể chất, bên cạnh đó trẻ còn được dành thời gian trong ngày để có thể học về chữ cái, âm nhạc,… Giúp trẻ có nhận thức nhanh hơn về thế giới.

Trẻ được tiếp xúc với người lạ nhiều hơn – tăng khả năng giao tiếp

Như đã nói, khi cho trẻ đi nhà trẻ thì trẻ sẽ được giao tiếp với các bạn bè đồng trang lứa, giúp trẻ phát triển kỹ năng về giao tiếp nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu may mắn trẻ có thể được chăm sóc bởi các cô bảo mẫu năng động, vui vẻ có kỹ năng giao tiếp với trẻ sẽ giúp trẻ tự tin chia sẻ tâm lý của mình từ đó tăng khả năng giao tiếp.

Lợi Ích Từ Việc Cho Trẻ Đi Nhà Trẻ Từ Sớm

Có thể giúp trẻ tự lập hơn 

Việc các bảo mẫu chăm sóc khá nhiều bé trong một lớp nhà trẻ sẽ khiến việc theo sát trẻ để chăm sóc không được liên tục, vì vậy các bé sẽ hình thành được tâm lý tự chăm sóc cho bản thân (Tự rửa tay, đánh răng, thay quần áo, cầm muỗng,…) Điều này đặt biệt hữu ích và sẽ được hỗ trợ giảng dạy cho trẻ bởi các bảo mẫu.

Giúp trẻ tiếp xúc với con chữ nhanh hơn

Khi đi nhà trẻ, các bảo mẫu thường sẽ tổ chức những hoạt động vừa chơi vừa học cho trẻ và chủ yếu dạy trẻ về cơ bản những màu sắc, chữ cái, âm nhạc,… Măc dù các hoạt động trên chủ yếu là hoạt động vui chơi nhưng cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển nhận thức của trẻ.

Phụ huynh không cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc trẻ

Thông thường nhà trẻ sẽ nhận trẻ dưới 3 tuổi, một độ tuổi rất cần sự chăm sóc tới từ bố mẹ, tuy nhiên vì công việc nên có thể các bậc cha mẹ không thể dành được thời gian để chăm sóc cho con trẻ của mình, vì vậy khi không có ai để chăm nom cho trẻ thì phụ huynh có thể gửi trẻ đi nhà trẻ để trẻ nhận sự chăm sóc từ bảo mẫu.

Xem thêm:
Top 8 mẹo quản lý trẻ mầm non hiệu quả cho các bảo mẫu
Top 5 tiêu chí để trở thành một bảo mẫu mầm non giỏi.

Tác hại của việc cho trẻ đi nhà trẻ từ sớm

Trẻ có thể trở nên hiếu động và nghịch ngợm hơn

Một số các giáo viên mầm non hay có nhận định rằng những đứa trẻ hiếu động, nghịch ngợm, ít tập trung trong lớp thường là những trẻ đã được gửi đi học từ rất sớm. Điều này xảy ra bởi vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ là rất quan trọng, đặc biệt là khi trẻ còn ở độ tuổi 1-3 tuổi, khi không có sự giám sát của cha mẹ trẻ sẽ có xu hướng tò mò nghịch ngợm hơn với những thứ xung quanh.

Trẻ có thể bị ám ảnh và áp lực khi không có cha mẹ bên cạnh

Âm thanh ở nhà trẻ mà bạn có thể nghe được nhiều nhất chính là tiếng trẻ gào khóc đòi mẹ, tùy từng đứa trẻ khác nhau tuy nhiên hầu hết trẻ ở độ tuổi từ 1-6 tuổi và đặc biệt là 1-3 tuổi rất sợ phải xa cha mẹ. Đôi khi việc đi nhà trẻ hoàn toàn không giúp ích gì cho việc trẻ nhớ mẹ mà đôi khi con làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bị ám ảnh việc đi học và rất khó để thuyết phục trẻ vào mẫu giáo. Nhưng nếu có thể tập cho trẻ tính tự lập này từ sớm, sẽ giúp ích được rất nhiều cho sự phát triển về sau của trẻ.

Trẻ bị nhồi nhét kiến thức quá nhiều

Đôi khi trẻ rất chậm tiếp thu để có thể thêm kiến thức mới. Tuy nhiên, hiện tại các nhà trẻ chỉ tập trung vào chăm sóc trẻ và tổ chức cho trẻ vui chơi là chính nên cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm tiếp thu thì hầu hết trường hợp, bảo mẫu sẽ ngay lập tức thông báo cho phụ huynh.

Tác Hại Của Việc Cho Trẻ Đi Nhà Trẻ Từ Sớm

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Thực đơn ăn uống tại các cơ sở nhà trẻ thường theo ngày và được chế biến với số lượng nhiều dẫn đến việc các cấp dưỡng hoàn toàn có thể chủ quan về chất lượng dinh dưỡng trong món ăn cũng như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này đặc biệt nguy hiểm khi trẻ trong độ tuổi này có một hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ dàng bị ngộ động thực phẩm không mong muốn.

Tuy nhiên, với sự phát triển hiện nay, các nhà trẻ đã dần cập nhật kiến thức, thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội nên đã dần có sự thay đổi về việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Phụ huynh cần tìm hiểu nhà trẻ uy tín và chất lượng để gửi gắm con mình.

Xem thêm:
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC

Trẻ bị bóp nghẹt sự sáng tạo, trí tưởng tượng

Việc vào khuôn khổ sinh hoạt và các hoạt động giảng dạy kiến thức từ quá sớm đôi khi mang tác dụng ngược lại với một số trẻ đó chính là hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ

Theo Báo VnExpress: Có một thí nghiệm của Viện Tâm lý học trẻ em ở Đài Loan, hai nhóm trẻ tham gia vẽ bức tranh mô tả một sự vật đơn giản. Một nhóm đã đi học mẫu giáo, và một nhóm không. Hai tuần sau, thí nghiệm được lặp lại. Kết quả cho thấy rằng với những đứa trẻ đã đi học mẫu giáo, bức tranh lần đầu và lần hai giống hệt nhau, trong khi với những trẻ chưa từng đi học, hai bức tranh hoàn toàn khác biệt. Mặc dù đây là thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi tuy nhiên sự bóp nghẹt khả năng sáng tạo vẫn xảy ra với trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn

Kết quả này cho thấy một thực tế rõ ràng: trẻ càng sớm tiếp xúc với việc học, trí tưởng tượng và sự sáng tạo càng được phát triển và duy trì. Ngược lại, trẻ không có cơ hội tiếp xúc với môi trường giáo dục từ nhỏ có thể dần mất đi khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mình.

Trẻ có thể sinh ra tâm lý chán ghét trường học

Như đã nói ở trên, không phải trẻ nào cũng có thể quen được cảm giác không có cha mẹ bên cạnh chính vì thế trẻ có thể sợ hãi đến lớp và việc này gây trở ngại cực kỳ lớn cho phụ huynh khi muốn thuyết phục trẻ đi học sau này.

Trẻ có thể bị các tai nạn không mong muốn

Trong quá trình vui chơi và sinh hoạt của trẻ, việc các bảo mẫu không thể theo sát trẻ bởi vì có nhiều trẻ trong một lớp đôi khi dẫn tới những tai nạn té ngã, đánh nhau, hóc dị vật,.. không mong muốn. Thật ra việc trẻ bị tai nạn không mong muốn vẫn hoàn toàn có thể xảy ra cho dù phụ huynh có là người trực tiếp chăm sóc tuy nhiên trong môi trường nhà trẻ thì tỷ lệ xảy ra tai nạn không mong muốn là cao hơn rất nhiều.

Làm cách nào để khuyến khích trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo

Khuyến khích trẻ để cho trẻ đi học thật không hề dễ dàng với phụ huynh, dưới đây là một số chia sẻ của OVTAC nhằm giúp các bậc cha mẹ thuyết phục trẻ:

Kể chuyện về trường mẫu giáo: Dành thời gian kể cho bé nghe về các hoạt động thông thường trong lớp, giới thiệu về cô giáo, bạn bè và không gian học tập. Nếu có thể hãy cho bé tham quan trường học trước

Khuyến khích trẻ tự lập: Gợi ý cho bé chia sẻ đồ chơi với bạn bè, tự mặc quần áo, đánh răng và mang theo những vật dụng cần thiết khi đến trường.

Tạo điều kiện hòa nhập: Đưa bé đến trường đúng giờ, không quá sớm khi chưa có giáo viên và bạn bè để trẻ không cảm thấy sợ hãi vì ở một mình. Khi đến lớp, chào tạm biệt bé một cách nhẹ nhàng và rời đi nhanh chóng. Không nhìn lại vì điều này có thể khiến bé cảm thấy bất an. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho bé hòa nhập với lớp học một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.

Làm Cách Nào Để Khuyến Khích Trẻ Đi Nhà Trẻ Mẫu Giáo

Một số phương pháp giáo dục trẻ tại nhà

Nếu các bạn hoàn toàn có thời gian để chăm sóc trẻ tại nhà thì hãy tham khảo những hoạt động sau đây:

Tạo môi trường học tập sáng tạo: Dành thời gian cho trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ, nặn đất sét, và đặc biệt đừng cấm việc trẻ chơi “dơ” như chơi đất, cát vì bằng một cách thần kỳ nào đó trẻ nhỏ rất thích chơi với đất cát, thiên nhiên.

Thực hiện các hoạt động ngoài trời: Dẫn trẻ ra ngoài để tham gia các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm các bảo tàng hoặc công viên giúp trẻ hòa nhập với thiên nhiên..

Dạy ngôn ngữ cho trẻ bằng cách đọc sách: Dành thời gian đọc sách cùng trẻ vì việc này không chỉ ngầm trau dồi vốn từ ngữ cho trẻ và còn kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Giám sát việc sử dụng các thiết bị điện tử: Các bậc cha mẹ, nhất là trong thời đại ngày này phải biết cách Hạn chế thời gian trẻ sử dụng điện tử như tivi và điện thoại thông minh, và thay vào đó khuyến khích các hoạt động sáng tạo và vận động nhưng cũng đừng để trẻ không được xem thì với thời đại công nghệ số phát triển thì việc đó sẽ khiến trẻ cảm thấy lạc hậu so với các bạn đồng trang lứa

Có cần thiết cho trẻ đi nhà trẻ hay không?

Thật sự không có một công thức chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi trẻ là một khác nhau, có trẻ cảm thấy rất thoải mái, được tự do, được vui chơi khi đến nhà trẻ và cũng có trẻ rất sợ việc đến nhà trẻ. Chính vì thế để trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan sát từ phụ huynh. Tuy nhiên để biết chính xác phản ứng của trẻ, phụ huynh có thể gửi trẻ đi nhà trẻ thử trong một thời gian ngắn để xem tâm lý của trẻ, nếu trẻ có xu hướng phát triển hơn thì đừng ngần ngại mà cho trẻ đi nhà trẻ nhé.

Có Cần Thiết Cho Trẻ Đi Nhà Trẻ Hay Không

Kết Luận

Như vậy thông qua bài viết trên, OVTAC đã cùng bạn phân tích cho câu hỏi có cần thiết cho trẻ đi nhà trẻ hay không cùng những mặt lợi và hại. Hy vọng sau bài viết này quý phụ huynh có thể có thêm thông tin hữu ích để đưa ra quyết định dành cho bé yêu của mình nhé.

Đừng quên liên hệ tới số HOTLINE 0933.254.122 để được OVTAC tư vấn nhanh chóng về thông tin các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như cách thức đăng ký một cách nhanh chóng nhé.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com