Tại sao trẻ sợ âm thanh to, tiếng động mạnh? Phụ huynh và bảo mẫu cần làm những gì? – OVTAC

Tại sao trẻ sợ âm thanh to, tiếng động mạnh? Phụ huynh và bảo mẫu cần làm những gì? – OVTAC

Trẻ Sợ Âm Thanh To Ovtac

Hiện nay một số trẻ có dấu hiệu sợ tiếng ồn, tiếng động mạnh, trẻ có thể có những biểu hiện bịt tai hay sợ hãi chạy trốn, hoảng loạn,.. khi gặp tiếng ồn lớn. Vậy tại sao trẻ sợ âm thanh to? Trẻ sợ tiếng ồn lớn là dấu hiệu gì? Các bảo mẫu, cha mẹ có thể làm gì? Hãy cùng OVTAC tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sợ âm thanh to có thể là dấu hiệu gì?

Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, khả năng chịu đựng và thích ứng với các âm thanh lớn có thể khác nhau. Một số trẻ có thể phản ứng bình thường với tiếng ồn, trong khi những trẻ khác có thể trở nên cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng khi gặp phải âm thanh to, nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non từ 3-5 tuổi.

Nếu một trẻ thể hiện sự sợ hãi hoặc lo lắng đối với âm thanh lớn, thậm chí có những phản ứng cơ thể như run rẩy, toát mồ hôi, hoặc co rúm, đây có thể là dấu hiệu của một số tình trạng tự kỷ hoặc một số vấn đề tâm lý khác.

Trẻ Sợ Âm Thanh To Có Thể Là Dấu Hiệu Gì

Tại sao trẻ sợ âm thanh to?

Nguyên nhân chính có thể dẫn đến trẻ sợ âm thanh to đó chính là tự kỷ, bệnh tự kỷ khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn so với các trẻ bình thường khác khiến trẻ phản ứng thái quá với tiếng ồn.

Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ sợ âm thanh lớn. Một số trẻ có thể có nhạy cảm bẩm sinh đối với tiếng ồn, một số những trẻ khác có sự sợ hãi với với các âm thanh lớn do một biến cố, sự kiện nào đó, như tai nạn giao thông, tiếng bong bóng nổ, tiếng sấm chớp,… Đôi khi trẻ có trải nghiệm ám ảnh với tiếng ồn từ phim ảnh hoặc các phương tiện truyền thông khác như cảnh bom rơi, cảnh súng bắn,…

Đôi khi trẻ có thể sợ một tiếng ồn cụ thể như tiếng máy khoan, tiếng máy sấy tóc,… Khi có những âm thanh này phát ra trẻ có thể gào khóc hoặc tìm nơi để trốn, đây là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ mà sẽ mất dần khi trẻ lớn lên.

Nếu các bậc cha mẹ, các bảo mẫu cảm thấy trẻ có dấu hiệu sợ tiếng ồn và có những phản ứng thái quá với tiếng ồn thì hãy ngay lập tức cho trẻ đi điều trị tâm lý hoặc có những biện pháp giúp trẻ vượt qua nỗi sợ nhé.

Tại Sao Trẻ Sợ Âm Thanh To

Xem thêm:
Tại sao trẻ sợ bóng tối – Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ – OVTAC
Tại sao trẻ bị hóc dị vật? Cách xử lý và phòng tránh hóc dị vật ở trẻ mầm non – OVTAC

Cha mẹ, bảo mẫu có thể làm gì khi trẻ sợ âm thanh to?

Khi trẻ có hiện tượng sợ âm thanh to thì cha mẹ và các bảo mẫu có thể tham khảo một số cách khắc phục hiệu quả chứng sợ âm thanh to ở trẻ dưới đây:

Đeo tai nghe hoặc máy trợ thính: Đây có thể là một giải pháp tạm thời để giúp trẻ kiểm soát tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc phụ thuộc vào các dụng cụ hỗ trợ này có thể làm cho trẻ trở nên phụ thuộc và khó hòa nhập với môi trường xung quanh sau này.

Đặc biệt lưu ý đây là biện pháp chỉ được thực hiện khi có sự cho phép từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Tạo môi trường yên tĩnh: Cho trẻ đi chơi ở những nơi yên tĩnh, ít người để giảm thiểu tiếp xúc với âm thanh lớn. Hãy cho trẻ đi chơi ở biển vì âm thanh của sóng biển có thể giúp trẻ cảm thấy yên bình.

Dần dần làm quen với âm thanh: Cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen dần với âm thanh từ mức độ nhỏ đến lớn hơn. Việc này giúp trẻ thích nghi dần với âm thanh và giảm bớt cảm giác lo lắng và sợ hãi.

Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn: Nếu trẻ thường xuyên trải qua cảm giác sợ hãi và lo lắng đối với âm thanh lớn, quan trọng nhất là nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên môn. Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác bệnh của trẻ đặc biệt phát hiện tự kỷ từ sớm để có biện pháp chữa trị.

Thấu hiểu và trò chuyện với trẻ: Khi trẻ có dấu hiệu phản ứng thái quá với tiếng ồn phụ huynh hãy an ủi trẻ, trò chuyện với trẻ rằng những tiếng ồn này là rất bình thường không có gì cả. Đôi khi đừng ngừng ngại la trẻ nếu trẻ có dấu hiệu “ăn vạ” khi có tiếng ồn nhằm mục đích được cha mẹ quan tâm, dỗ dành.

Cha Mẹ Bảo Mẫu Cần Làm Gì Khi Trẻ Sợ Âm Thanh To

Xem thêm:
Trau dồi kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non cho các bảo mẫu – OVTAC
Top 8 tình huống khó xử của bảo mẫu mầm non hay gặp và cách xử lý – OVTAC

Những biện pháp này cùng với sự hỗ trợ và quan tâm từ phía gia đình có thể giúp trẻ vượt qua chứng sợ âm thanh to một cách hiệu quả và tránh được những vấn đề tâm lý hay những chứng sợ hãi sau này như chứng sợ bóng bay, chứng sợ tiếng sấm,…

Kết luận:

Trẻ sợ âm thanh to, tiếng động mạnh là một dấu hiệu rất bình thường ở trẻ vì ở lứa tuổi mầm non trẻ chưa có sự phát triển tâm lý đầy đủ. Tuy nhiên việc sợ âm thanh lớn thái quá có thể là dấu hiệu của tự kỷ ở trẻ. Vì vậy các quý phụ huynh tuyệt đối đừng chủ quan với vấn đề này, hãy ngay lập tức đưa trẻ tới các cơ sở tâm lý, các bác sĩ để có thể chẩn đoán đúng liệu rằng đây là dấu hiệu bình thường hay đây là dấu hiệu ở tự kỷ hoặc một vấn đề tâm lý nào khác.

Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học bảo mẫu, cấp dưỡng, sư phạm mầm non thì đừng quên gọi ngay tới số HOTLINE 0933.254.122 để được OVTAC tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhé. Ngoài ra OVTAC còn có rất nhiều các khóa học chứng chỉ khác.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com