Ngoài việc chăm sóc trẻ về mặt sức khỏe thì các bảo mẫu mầm non cũng cần phải giáo dục các bé nhỏ và hỗ trợ sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là một kỹ năng rất cần thiết đối với bất kỳ bảo mẫu nào.
Vậy Các kỹ năng cần có để giao tiếp với trẻ mầm non là gì? Các biện pháp nào giúp bảo mẫu nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non? Hãy cùng OVTAC tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tại sao bảo mẫu cần có kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non?
Bảo mẫu mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ đặc biệt là giai đoạn 3-5 tuổi khi các bé dành khá nhiều thời gian tiếp xúc với các bảo mẫu. Đây là thời kỳ quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của trẻ.
Trong độ tuổi này trẻ em có xu hướng trải nghiệm cuộc sống và những điều mới lạ. Bắt đầu tiếp xúc với người lạ và tập giao tiếp với người lạ ngoại trừ gia đình. Đây cũng là thời điểm mà trẻ phát triển tuyến cảm xúc và trở nên nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh.
Trong độ tuổi này trẻ còn bộc lộ nhiều hạn chế trong ngôn từ và khả năng giao tiếp, chính vì thế trẻ ở độ tuổi mầm non rất khó thể diễn đạt đúng ý muốn và cảm xúc của mình. Chính vì vậy bảo mẫu mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và tương tác với trẻ, giúp chúng xử lý các vấn đề tâm lý và định hướng phát triển đúng đắn cho các bé.
Các kỹ năng cần có để giao tiếp với trẻ mầm non
Các bảo mẫu khi giao tiếp với trẻ mầm non đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt để tạo môi trường tích cực, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số kỹ năng cần có khi giao tiếp với trẻ mầm non:
- Biết cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng: Bảo mẫu cần sử dụng từ ngữ dễ hiểu có câu trả lời ngắn gọn khi trẻ hỏi vì các bé có khả năng hiểu ngôn ngữ đơn giản và cần sự rõ ràng trong giao tiếp.
- Ngôn ngữ cơ thể: Ngoài lời nói, bảo mẫu cần phải giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể một cách nhẹ nhàng và tạo sự dễ gần.
- Nhận thức về cảm xúc của trẻ: Bảo mẫu cần hiểu rõ cảm xúc của trẻ trong từng tình huống khác nhau.
- Biết cách kiên nhẫn và lắng nghe: Trẻ mầm non thường có xu hướng bộc lộ cảm xúc thái quá và tiếp thu rất chậm. Chính vì thế, các bảo mẫu phải hết sức kiên nhẫn khi giao tiếp với trẻ, bên cạnh đó luôn phải lắng nghe chú ý đến ý kiến của trẻ, biết cách đặt câu hỏi cho trẻ để hiểu chúng hơn.
- Kích thích sự tò mò, sáng tạo của trẻ: Sử dụng sự sáng tạo trong cách giao tiếp để kích thích sự tò mò và sự ham học của trẻ.
- Khả năng tương tác, động viên trẻ: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động trường lớp (thường là vui chơi, văn nghệ). Tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng xã hội. Bên cạnh đó phải tuyệt đối tránh việc trẻ bị bỏ rơi trong đám đông từ đó tạo nên sự tự ti cho trẻ sau này.
- Khả năng giáo dục: Biết cách giao tiếp để truyền đạt kiến thức tới cho trẻ.
Các biện pháp giúp bảo mẫu nâng cao kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non
Để phát triển kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, bảo mẫu có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
- Giao tiếp Đa dạng: Bảo mẫu phải thường xuyên sử dụng ngôn ngữ hình thể, biểu cảm, giọng nói và ngữ điệu phù hợp với tình huống để kích thích sự nhận thức của trẻ và xây dựng khả năng tư duy cho chúng.
- Khuyến Khích Giao Tiếp Xã Hội: Khuyến khích trẻ tương tác và giao tiếp với bạn bè, giáo viên và phụ huynh. Sự tương tác xã hội không chỉ giúp trẻ mở rộng từ vựng mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Tuyệt đối không để trẻ hình thành thói quen trốn tránh giao tiếp.
- Tận Dụng Đồ Chơi và Dụng Cụ Học Tập: Sử dụng đồ chơi và dụng cụ học tập như một phương tiện để tạo ra các tình huống giao tiếp và học tập. Điều này giúp trẻ có thể dễ dàng hình dung, liên tưởng đến các tình huống trong thực tế.
- Chia Sẻ Trong Hoạt Động Hàng Ngày: Dùng mọi cơ hội trong ngày, như khi ăn uống, sinh hoạt, chơi đùa, để tạo ra các cuộc trò chuyện với trẻ. Thông qua những hoạt động này, bảo mẫu có thể dạy trẻ về môi trường xung quanh.
- Hỏi về Cảm Xúc: Trong quá trình chăm sóc, đọc truyện, hoặc chơi đùa, hãy đặt câu hỏi về cảm xúc của trẻ. Hỏi trẻ về nhận xét của họ về những tình huống và khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc và ý kiến của mình.
Các điểm cần lưu lý khi giao tiếp với trẻ mầm non
Thứ nhất, để nâng cao kỹ năng giao tiếp của trẻ, các bảo mẫu khi giao tiếp với trẻ mầm non không phải chỉ chú tâm vào lời nói mà còn phải nâng cao khả năng giao tiếp bằng của mình hình thể, ánh mắt, cử chỉ,… Vì trẻ ở độ tuổi này thường có xu hướng bắt chước lại những hành động, chính vì thế hãy tận dụng điều này để tạo nên sự đa dạng trong giao tiếp dành cho trẻ.
Thứ hai, luôn phải giữ một thái độ niềm nở, vui vẻ và kiên nhẫn khi giao tiếp với trẻ mầm non, chỉ thật sự nghiêm khắc khi cần thiết. Đặc biệt tránh tuyệt đối việc sử dụng ngôn từ cũng như hành động bạo lực với trẻ cho dù có mất kiên nhẫn. Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với các bảo mẫu khi giao tiếp với trẻ mầm non.
Thứ ba, luôn khuyến khích trẻ hòa nhập cộng động, tham gia các hoạt động giao tiếp, vui chơi với thầy cô, với các bạn nhỏ khác, giúp trẻ hình thành sự tin tin trong giao tiếp ngay từ nhỏ. Tuyệt đối không được để bất kỳ bé nào bị cô lập tránh tạo nên sự tự ti cho trẻ sau này.
Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ tới các bảo mẫu cách giao tiếp với trẻ mầm non sao cho hiệu quả cũng như những lưu ý quan trọng khi giao tiếp với trẻ. Đây không chỉ là bài viết dành cho các bảo mẫu mà còn hướng tới những phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái. Mong các bạn có thêm những lời khuyên trong việc trau dồi kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non.
Đừng quên liên hệ ngay tới OVTAC qua số HOTLINE 0933.254.122 để được thông tin về các khóa học ngắn hạn mầm non nhé.