Nhân dịp Tết Trung Thu đang kề cận, OVTAC xin gửi đến các cô bảo mẫu mầm non, các quy phụ huynh một số cách làm đồ chơi trung thu cho bé, vừa có thể làm cho bé vui, vừa có thể lấy làm vật trang trí lớp mầm non. Cùng tham khảo bài viết sau đây để cùng nhau làm đồ chơi Trung Thu cho bé nhé.
Cách làm đồ chơi Trung Thu cho trẻ mầm non: Lồng đèn Ông Sao
Đèn ông sao là một món đồ chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi dịp Trung Thu, làm lồng đèn ông sao khá đơn giản bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 10 thanh tre vót dẹp, mỏng, mịn, dài khoảng 40cm /thanh (độ dài cần đều nhau và có thể thay đổi độ dài tùy kích thước mong muốn của đèn).
- 5 thanh tre dẹp dài 7 cm/thanh.
- Hồ dán, keo dán.
- Giấy bóng kiếng màu bé yêu thích.
- Kéo, dây kẽm mỏng, kiềm cắt kẽm.
- Nến hoặc đèn led có pin
Các bước làm lồng đèn Ông sao đơn giản:
Bước 1: Tạo khung hình ông sao
– Nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh.
– Cố định các đầu nối bằng dây kẽm để đảm bảo chắc chắn.
– Chồng 2 ngôi sao lên nhau và cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao bằng dây kẽm.
– Dùng các đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau để tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao và cố định chúng.
Bước 2: Dán giấy kiếng cho lồng đèn
– Bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao.
– Cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao và dán lên phần keo đã bôi.
– Chờ keo khô và cắt bỏ phần giấy thừa.
– Thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn, chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn và để thông khí.
Bước 3: Trang trí cho lồng đèn ngôi sao thêm sinh động
– Tùy theo sở thích của bạn mà trang trí các họa tiết, hoa văn đa màu sắc để lồng đèn trở nên bắt mắt và sinh động hơn.
Bước 4: Thêm đèn, nến
– Cuối cùng hãy cố định nến hoặc đèn vào giữa ông sao
Lưu ý: Các bảo mẫu, các bậc phụ huynh khi làm lồng đèn phải làm thật kỹ càng, tránh trường hợp kẽm, các thanh tre lòi ra ngoài dễ dàng gây chấn thương cho trẻ,
Đặc biệt không nên sử dụng nến để thắp sáng cho lồng đèn mà hãy sử dụng đèn nhỏ có pin nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho trẻ vì độ tuổi này trẻ sẽ không biết cách giữ an toàn cho lồng đèn không bị cháy.
Cách làm lồng đèn xe đẩy – Lồng đèn xe lon
Lồng đèn xe đẩy hay còn được gọi là lồng đèn xe lon không còn gì quá xa lạ với thế hệ 8x 9x, anh chị phụ huynh và các bảo mẫu hãy cùng tham khảo cách làm lồng đèn xe lon để trẻ cảm nhận được không khí trung thu ngày xưa nhé.
Nguyên vật liệu cần có để làm lồng đèn xe đẩy:
– 3 lon sữa (2 lon nhỏ, 1 lon to). Hoặc 2 lon có kích thước bằng nhau cũng được nếu bạn muốn làm lồng đèn xe đẩy nhỏ hơn
– 1 thanh thép dài 1m, hoặc thanh kẽm đủ cứng
– Búa.
– Kìm.
– Nến.
Cách làm:
1. Đầu tiên, đục lỗ ở 3 hộp sữa, đặc biệt là đục lỗ tròn nhỏ ở đáy hộp sữa. Với hộp sữa nhỏ, đục 4 lỗ ở phần gần miệng để tạo thoáng khí cho nến.
2. Gò thanh thép thành hình vuông 90 độ để tạo ra khung cho đèn. Đảm bảo rằng khung này chắc chắn.
3. Đặt lon to vào thanh thép, sau đó đặt 2 lon nhỏ lên thanh thép theo phương thẳng đứng. Hãy nhớ để lon nhỏ với lỗ thông thoáng lên trên.
4. Đặt nến vào trong các lon. Thắp nến từ phía có lỗ.
5. Chiếc đèn handmade này sẽ rất sáng tạo và bé có thể dễ dàng di chuyển nó như một chiếc xe đẩy để rước đèn Trung thu.
Thông qua các bước trên, bạn đã hoàn thành một chiếc đèn độc đáo và sáng tạo để cho bé chào đón ngày Trung thu. Xem ngay video dưới đây để hiểu rõ chi tiết hơn về cách làm lồng đèn xe đẩy nhé.
Xem thêm:
Công việc hằng ngày của Bảo mẫu mầm non – OVTAC
Gợi ý cho các bảo mẫu Top 19 Trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
Top 5 tiêu chí để trở thành một bảo mẫu mầm non giỏi.
Cách làm mặt nạ hóa trang Trung Thu
Tết trung thu cũng là dịp mà trẻ có thể mặc những bộ đồ, đeo mặt nạ hóa trang thành những con vật yêu thích, nhất là ở lớp mầm non, các cô bảo mẫu, giáo viên mầm non có thể tổ chức cho trẻ thi cuộc thi hóa trang, vẽ mặt nạ trong lớp.
Vật dụng cần chuẩn bị để làm mặt nạ Trung thu bằng giấy:
- Giấy bìa cứng nhiều màu.
- Kéo, bút vẽ, bút màu, băng keo hai mặt.
- Dây thun.
- Súng bắn keo.
Cách làm mặt nạ Trung thu bằng giấy:
Bước 1:
– Ước lượng kích thước gương mặt của bé để vẽ mặt nạ.
– Sử dụng bút chì để vẽ mặt các con vật dễ thương lên giấy bìa màu.
– Vẽ đường viền to, rõ để mặt con vật trông rõ nét hơn.
Bước 2:
– Sử dụng bút chì màu để vẽ mắt, mũi, miệng… để mặt nạ trông sinh động và đáng yêu hơn. (Các bảo mẫu, giáo viên, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tô màu và để trẻ tự vẽ mặt nạ)
– Khoét rỗng để tạo mắt.
Bước 3:
– Sử dụng kéo để cắt phần viền thừa, cẩn thận để mặt nạ không bị hỏng.
Bước 4:
– Đục 2 lỗ nhỏ ở hai bên mặt nạ sao cho đối xứng nhau.
– Luồn dây thun vào để mặt nạ có thể đeo lên đầu. (Lưu ý nên dùng dây thun vải)
Mặt nạ bằng giấy với hình thù con vật đáng yêu sẽ làm cho các bé thích thú. Mặt nạ với nhiều màu sắc sẽ tạo nên một đêm Trung thu vui tươi và đáng nhớ cho các bé.
Cách làm thuyền giấy thả đèn Trung Thu
Vật dụng cần chuẩn bị:
- Một tờ giấy hình chữ nhật (có thể sử dụng giấy A4 hoặc giấy có khổ dài hơn).
- Bút hoặc bút chì để ghi chú và đánh dấu.
- Nến
Các bước:
- Gấp giấy làm 4 phần: Đầu tiên, bạn gấp tờ giấy làm 4 phần bằng cách gấp lần lượt theo chiều dọc và ngang của tờ giấy. Đảm bảo các gấp được làm cẩn thận và chính xác để có các góc gấp đều nhau.
- Gấp góc vào giữa: Tiếp theo, gấp 2 góc của tờ giấy vào phần trung tâm, tạo ra một hình dạng hình tam giác cơ bản.
- Làm tương tự với các bên khác: Sau khi gấp hai góc vào giữa, bạn tiếp tục thực hiện quy trình tương tự với các bên còn lại của tờ giấy, đảm bảo rằng các góc gấp đều và chính xác.
- Mở ra và định hình: Mở tờ giấy ra và nắn nhẹ để tạo ra hình dạng của một chiếc thuyền với hai bên hông và một phần đuôi.
- Kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng mọi góc và gấp được làm đúng và chặt chẽ. Nếu cần, điều chỉnh để thuyền có hình dạng hoàn hảo và đẹp mắt.
- Hoàn thiện: Sau khi đã hoàn thiện, chiếc thuyền giấy của bạn đã sẵn sàng để thả xuống nước. Hãy nốt nến cắm vào giữa thuyền và thả xuống nước cho bé xem nhé.
- Lưu ý: Nếu bạn muốn thuyền được nổi lâu hơn trên mặt nước bạn hãy bôi sáp nến dưới đáy của thuyền.
Cách làm đũa thần phát sáng
NGUYÊN LIỆU:
- Vải cotton hoặc vải nỉ
- Bông để nhồi
- Kim, chỉ, hạt cườm đen nhỏ
CÁCH LÀM:
Bước 1: Dùng bút vẽ hoặc in mẫu một hình ngôi sao nhỏ trên giấy. Sau đó, đặt giấy lên vải và cắt theo mẫu để có được 2 miếng vải hình ngôi sao.
Bước 2: Đặt hai miếng vải ngôi sao chồng lên nhau, khâu chúng lại bằng kim và chỉ, nhớ để mặt trái vải ra ngoài. Hãy khâu cẩn thận và chừa một phần để nhồi bông.
Bước 3: Cắt 2 dải vải nhỏ có độ dài vừa phải để làm cán của đũa phép.
Bước 4: Đặt hai miếng vải cán đũa chồng lên nhau và khâu chúng lại. Hãy để chừa một phần để nhồi bông và có thể đính thêm một dây ở đầu để treo đũa.
Bước 5: Nhồi bông vào cả phần ngôi sao và cán đũa, sau đó khâu kín lại.
Bước 6: Rắp phần ngôi sao với cán đũa và sử dụng keo để cố định nếu cần.
Bước 7: Dùng kim để đính hạt cườm mắt và tạo miệng cười cho ngôi sao. Thêm một chiếc nơ xinh xắn bên dưới nếu muốn. Chiếc đũa phép thần kỳ đã hoàn thiện.
Lưu ý: Nếu có đèn led phát sáng nhỏ, bạn hãy cho vào giữa ngôi sao để cho cây gậy phát sáng nhé.
Một số mẫu lồng đèn giấy cho trẻ mầm non dịp Trung Thu
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẻ một số cách làm đồ chơi Trung thu cho bé. Hy vọng những ý tưởng trên sẽ giúp các bảo mẫu, các bậc phụ huynh chuẩn bị thật tốt cho con em mình cùng có một trung thu thật vui nhé.
Đừng quên liên hệ tới số HOTLINE 0933.254.122 để được OVTAC tư vấn nhanh chóng về thông tin các khóa học chứng chỉ bảo mẫu, cấp dưỡng, nghiệp vụ sư phạm mầm non cũng như cách thức đăng ký, học tập một cách nhanh chóng nhé.