Nếu bạn có đam mê với việc chăm sóc trẻ em và có định hướng theo nghề bảo mẫu nhưng không biết rằng bảo mẫu mầm non có những công việc gì và công việc hằng ngày của một bảo mẫu mầm non ra sao thì cũng đừng quá lo lắng nhé, bài viết sau đây mà OTVAC chia sẻ có thể giúp bạn hiểu cơ bản tổng quan những công việc hằng ngày của Bảo mẫu mầm non.
Bảo mẫu mầm non có những công việc gì?
Có thể nói bảo mẫu mầm non là người thay thế một phần công việc chăm sóc trẻ nhỏ của những bậc phụ huynh khi họ gửi con đến trường mẫu giáo, mầm non. Đây là một nghề rất cần thiết của xã hội khi mà thời gian chăm sóc trẻ nhỏ của những bậc cha mẹ ngày nay ngày càng ít.
Về cơ bản công việc hằng ngày của bảo mẫu mầm non có những nhiệm vụ sau:
Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân cho trẻ: Đây là nhiệm vụ chính của một bảo mẫu mầm non, việc quan trọng nhất là chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân cho trẻ, hỗ trợ trẻ trong những sinh hoạt hằng ngày. Điều này bao gồm việc cung cấp bữa ăn đa dạng và cân đối để đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng. Bảo mẫu cũng cần chú ý đến việc giữ cho trẻ sạch sẽ và phòng tránh bệnh tật cho trẻ.
Tổ chức Giáo dục và vui chơi cho trẻ: Bảo mẫu mầm non cũng phải đảm bảo rằng trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động giáo dục và vui chơi phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của mình. Bảo mẫu là người giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Xem thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non mà bảo mẫu cần biết – OVTAC
Giữ an toàn cho trẻ: Một nhiệm vụ nữa của bảo mẫu mầm non đó chính là đảm bảo giữ an toàn cho trẻ giúp trẻ không gặp những nguy hiểm chấn thương như té ngã, đứt tay,… Khi trẻ ở trường mầm non.
Lưu ý: Có nhiều người lầm tưởng công việc của một bảo mẫu mầm non sẽ bao gồm luôn cả việc nấu ăn cho trẻ, điều này là hoàn toàn không đúng. Việc nấu ăn cho trẻ là nhiệm vụ của các cấp dưỡng mầm non, bảo mẫu mầm non chỉ là người tổ chức bữa ăn cho trẻ và hỗ trợ trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa.
Xem thêm:
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Cấp dưỡng mầm non là gì? Công việc hằng ngày của người cấp dưỡng mầm non
Công việc hằng ngày của bảo mẫu mầm non ra sao?
Công việc hằng ngày của bảo mẫu bắt đầu từ rất sớm, thường từ lúc 6h30 sáng và kéo dài đến khoảng 17h30 chiều mỗi ngày, tùy thuộc vào quy định của từng đơn vị. Trước khi các bé đến lớp, bảo mẫu cần có mặt để quét dọn phòng lớp, lau chùi bàn ghế và chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho ngày học.
Buổi sáng:
7:00 – 8:00: Đón trẻ và chào hỏi phụ huynh.
8:00 – 8:30: Tổ chức hoạt động khởi động ngày mới, giúp trẻ chuyển từ môi trường gia đình sang môi trường lớp học.
Khi các bé bắt đầu vào lớp, bảo mẫu tiếp tục với việc giặt giũ khăn mặt, mền gối và chuẩn bị bàn ăn cho các bé
8:30 – 9:30: Hỗ trợ trẻ trong việc chăm sóc cá nhân, bao gồm việc rửa tay, lấy nước và tham gia vào buổi ăn sáng.
9:30 – 11:00: Tổ chức các hoạt động giáo dục như học chữ, học số, và hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tô màu, xây dựng.
Thời gian ăn trưa và nghỉ ngơi trưa:
11:00 – 12:30: Chuẩn bị và giúp trẻ chuẩn bị cho thời gian buổi trưa, bao gồm việc ăn trưa, vệ sinh thay đổi quần áo và thư giãn trước khi đi ngủ.
12:30 – 13:30: Bảo mẫu sẽ cùng các bé nghỉ trưa và thư giãn để duy trì năng lượng trong buổi chiều.
Hoạt động ngoại khoá:
13:30 – 15:00: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như âm nhạc, múa, tiếng Anh hoặc thể dục ngoài trời để khuyến khích vận động và sự sáng tạo.
15:00 – 15:30: Hỗ trợ các cô cấp dưỡng để chuẩn bị và giúp trẻ ăn nhẹ, sau đó có thời gian cho trẻ chơi tự do hoặc tham gia các hoạt động nhóm nhỏ.
15:30 – 16:30: Tổ chức các hoạt động vui chơi như đồ hàng, các trò chơi cho trẻ, xem tivi ca nhạc,…
Xem thêm: Gợi ý cho các bảo mẫu Top 19 Trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
Chờ Phụ Huynh và kết thúc ngày:
16:30 – 17:30: Đây là khoảng thời gian phụ huynh đến đón trẻ, bảo mẫu chỉ cần trông nom trẻ, tránh trẻ ra khỏi lớp trong giờ đón trẻ, trẻ đi với người lạ,…
Xem thêm: Top 8 tình huống khó xử của bảo mẫu mầm non hay gặp và cách xử lý – OVTAC
Lưu ý: những công việc này và thời gian có thể thay đổi theo lịch tại nơi mà bảo mẫu làm việc.
Công việc hàng ngày của bảo mẫu mầm non nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc tỉ mỉ. Đây là công việc đầy trách nhiệm và stress khá cao, chính vì thế muốn trở thành một bảo mẫu mầm non thì cần nhất là sự kiên nhẫn, tấm lòng yêu thương trẻ em.
Làm sao để trở thành một bảo mẫu mầm non?
Không như những công việc đòi hỏi nhiều kiến thức đặc thù, Bảo mẫu mầm non chỉ yêu cầu bạn cần có tấm lòng yêu thương trẻ, có đam mê với việc chăm sóc trẻ mầm non, bên cạnh đó là những đức tính như kiên nhẫn, lạc quan,… để có thể đối diện với những stress, vất vả mà những công việc hằng ngày của bảo mẫu mầm non mang lại.
Hiện nay theo quy định, các cá nhân muốn theo nghề bảo mẫu thì bắt buộc tối thiểu phải có chứng chỉ bảo mẫu. Việc có chứng chỉ này nhằm chứng minh rằng bảo mẫu đã hoàn thành khóa học chứng chỉ bảo mẫu mầm non và được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng của nghề.
Nếu bạn đang muốn trở thành một bảo mẫu mầm non thì hãy nhanh chóng đăng ký tham gia khóa học và nhận chứng chỉ bảo mẫu, đừng ngần ngại liên hệ ngày tới số HOTLINE 0933.254.122 để được nhận tư vấn nhanh chóng không chỉ khóa học chứng chỉ bảo mẫu ngắn hạn mà còn nhiều các khóa học chứng chỉ mầm non khác nhé.