Ở lứa tuổi mầm non, trẻ đặc biệt rất tò mò về thế giới xung quanh và cách vận hành của thế giới, ở giai đoạn độ tuổi này não bộ trẻ đang có sự phát triển và tiếp thu rất tốt với những gì gây ấn tượng cho trẻ. Vì vậy các thí nghiệm khoa học cho trẻ rất cần thiết để các bảo mẫu, các bậc phụ huynh có thể khơi gợi nên tình yêu khoa học với trẻ ngay từ sớm. Sau đây hãy cùng OVTAC tìm hiểu một số các thí nghiệm về ánh sáng cho trẻ mầm non để các bảo mẫu có thêm nhiều ý tưởng thí nghiệm STEM trên lớp cho trẻ nhé.
Thí nghiệm về ánh sáng siêu đơn giản cho trẻ mầm non
Để thực hiện thí nghiệm về ánh sáng siêu đơn giản cho trẻ mầm non, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Đèn pin
- Gương
- Kính lúp
- Đĩa giấy
- Giấy
- Bút chì
Cách thực hiện:
- Trước tiên, cho trẻ một tờ giấy và yêu cầu trẻ ghi ra những suy nghĩ của mình về ánh sáng. Ví dụ: “Ánh sáng sẽ bị giường chặn đứng lại” và các suy nghĩ tương tự khác.
- Tiếp theo, thực hiện các thí nghiệm sau để đối chiếu và giải thích kết quả cho trẻ:
– Chiếu ánh sáng đi qua gương sẽ cho thấy ánh sáng bị phản chiếu lại.
– Chiếu ánh sáng đi qua đĩa giấy sẽ chỉ ra rằng ánh sáng bị chặn đứng lại.
– Chiếu ánh sáng đi qua kính lúp sẽ cho thấy ánh sáng có thể xuyên qua và biến dạng
- Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, bạn có thể giải thích kết quả cho trẻ dựa trên những suy nghĩ trước đó của trẻ.
- Cuối cùng, để trẻ sử dụng đèn pin để khám phá thêm về ánh sáng bằng cách soi các đồ vật xung quanh. Điều này sẽ kích thích sự tò mò và sự hiếu kỳ của trẻ về thế giới xung quanh.
Thí nghiệm về ánh sáng cầu vồng từ đĩa CD cũ
Để thực hiện thí nghiệm về ánh sáng sử dụng đĩa CD, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 1 đĩa CD
- Giấy
- Kéo
- Băng dính
- Bút chì
- Nguồn sáng (Đèn pin)
Tiến hành thí nghiệm như sau:
Cắt các họa tiết đơn giản trên giấy và dán chúng lên mặt đĩa CD. Sau đó vào chỗ tối chiếu ánh sáng vào đĩa CD đã dán giấy và quan sát kết quả ánh sáng đĩa phản chiếu lại vào tường, trần nhà.
Giải thích hiện tượng: Bề mặt của đĩa CD có các rãnh xoắn ốc và cách đều nhau. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, các rãnh này sẽ làm nhiễu xạ ánh sáng và phản chiếu đến mắt người quan sát. Việc sử dụng tờ giấy có họa tiết dán lên đĩa CD sẽ chặn lại một số tia sáng từ đĩa CD, tạo ra hiệu ứng quang học thú vị và bắt mắt giúp trẻ cảm thấy hứng thú.
Xem thêm:
Cách làm đồ chơi Trung Thu cho bé – OVTAC
Hướng dẫn bảo mẫu cách trang trí lớp mầm non đẹp và sáng tạo mới nhất – OVTAC
Làm kính vạn hoa cho trẻ mầm non
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lõi cuộn giấy vệ sinh hoặc các lõi hình trụ tròn khác
- 3 mảnh gương hình chữ nhật bằng nhau (Nếu không có mảnh dương bạn hãy thay thế bằng cách sử dụng những miếng cartoon hình chữ nhật rồi sau đó dán giấy bạn bên để tạo bề mặt phản chiếu. Hoặc sử dụng loại giấy quà có tráng bạc
- Băng dính dán giấy
- Giấy
- Bút màu
- Bìa trong
Cách thực hiện:
- Xếp gương thành khối tam giác: Sắp xếp 3 mảnh gương thành khối trụ tam giác cân và sử dụng băng dính dán giấy quấn xung quanh khối gương.
- Đặt khối gương vào lõi giấy: Đặt khối gương vào bên trong lõi giấy sao cho vừa vặn.
- Chuẩn bị giấy trang trí: Cắt giấy màu vụn ra để làm các hạt màu sắc
- Cắt miếng 2 miếng bìa trong thành 2 hình hình tròn và đặt vào ống trên phần tam giác rồi bỏ giấy màu lên, sau đó đậy lại bằng miếng tròn trong suốt còn lại
- Cắt thêm một hình tròn và khoét một lỗ cho ánh sáng loạt qua rồi dán vào đầu còn lại của ống, đây là phần mắt nhìn vào ống
Hiện tượng:
Khi bé nhìn vào trong lõi gương từ phía không bị dán giấy, bé sẽ thấy các họa tiết được vẽ trên giấy phản chiếu nhiều màu sắc, tạo ra hiệu ứng độc đáo giống như kính vạn hoa.
Cho trẻ vẽ bóng
Đây là một cách rất hay cho các bảo mẫu khi muốn khuyến khích trẻ tắm nắng tăng cường vitamin D, vào buổi sáng hoặc chiều tà khi ánh nắng không gắt, hãy cho trẻ chia cặp với nhau, một bé đứng dưới ánh nắng, một bé cầm phấn vẽ theo cái bóng của bạn đang đứng. Điều này đòi hỏi trẻ phải có sự phối hợp ăn ý với nhau khi bạn mẫu thì phải đứng yên còn bạn vẽ thì phải hết sức tỉ mỉ để làm sao vẽ được cái bóng đẹp và nhanh nhất.
Lưu ý khi cho trẻ vẽ bóng thì bắt buộc phải thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi nắng chưa trở nên gay gắt từ đó gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Thí nghiệm cây mọc về hướng có ánh sáng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt giống của cây đậu leo
- Chậu đất
Cách thực hiện:
- Hãy bắt đầu trồng cây và hãy để chậu ở nơi có một bên có ánh sáng mặt trời, một bên không có (tối)
- Hỗ trợ bé chăm sóc, tưới cây mỗi ngày
Hiện tượng:
Khi cây lớn lên và bắt đầu hình thành dây leo, cây sẽ có xu hướng leo về phía ánh sáng mặt trời thay vì hướng tối còn lại.
Giải thích:
Điều này xảy ra do cây luôn hướng về phía ánh sáng để tìm nguồn ánh sáng cho việc quan hợp.
Xem thêm:
Những lợi ích tuyệt vời khi hướng dẫn trẻ trồng cây – OVTAC
Thí nghiệm sự khúc xạ cho trẻ mầm non
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bìa Carton hoặc một cái bảng nhỏ
- Giấy
- Bút vẽ
- Ly nước trong suốt
Cách thực hiện:
- Vẽ một số hình lên tấm bìa hoặc bảng nhỏ
- Cho trẻ xem lần lượt khi di chuyển ly nước chưa có nước vào hình vẽ và sau khi có nước
Hiện tượng:
- Khi ly không có nước hình ảnh sẽ bình thường
- Khi ly có nước hình ảnh sẽ bị lộn ngược lại.
Giải thích:
Điều này xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Kết Luận
Các thí nghiệm về ánh sáng sẽ giúp trẻ tìm thấy được hứng thú trong việc tìm hiểu về quang học và bên cạnh đó còn giúp các bảo mẫu mầm non và các bậc phụ huynh tìm ra được những trò chơi thú vị cho trẻ, góp phần tạo nên các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho trẻ vui chơi và phát triển. Hy vọng một vài thí nghiệm, trò chơi đơn giản nho nhỏ ở trên sẽ gợi ý được cho các bảo mẫu cũng như các bậc phụ huynh một số trò chơi thú vị cho trẻ nhé.
Đừng quên gọi ngay tới số HOTLINE 0933.254.122 để được OVTAC tư vấn miễn phí và nhanh chóng về các khóa học chứng chỉ bảo mẫu, cấp dưỡng và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non nhé.