Khi bước chân vào lớp mầm của cấp mầm non hay vào lớp 1 thì hầu hết các trẻ đều có dấu hiệu sợ đi học, sợ đến trường, lo lắng, khó lóc,… mỗi buổi sáng đi học. Một số phụ huynh coi đây là việc bình thường ở trẻ mà bỏ qua những vấn đề tâm lý mà trẻ gặp phải. Đôi khi các bảo mẫu cũng la mắng trẻ khi trẻ khóc ở lớp, đây là một điều không nên làm. Vậy tại sao trẻ sợ đi học? Cha mẹ và bảo mẫu cần làm gì khi trẻ sợ đi học? Hãy cùng OVTAC giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé.
Tại sao trẻ sợ đi học?
Việc trẻ sợ đi học, khóc lóc, ăn vạ, không muốn đi học vào buổi sáng là một chuyện không hiếm gặp của các gia đình, tình trạng khóc lóc của trẻ có thể hết sau một khoảng thời gian đi học tuy nhiên tình trạng này cũng có thể kéo dài nhiều tháng. Đây là dấu hiệu của việc trẻ ám ảnh việc đi học.
Đôi khi những vấn đề này phụ huynh thường bỏ qua vì xem trẻ chỉ làm nũng, ham chơi, không muốn đi học mà không biết rằng trẻ đang gặp những vấn đề tâm lý, căng thẳng, lo âu,…
Khi trẻ bước vào môi trường mầm non thì đồng nghĩa với việc trẻ bắt đầu rời xa vòng tay của cha mẹ, chuyển sang môi trường mới lạ lẫm, mới mẻ nhiều bạn bè và nhiều nề nếp. Với những trẻ có tính cách mạnh dạn thì việc thích nghi nhanh chóng với môi trường mới là tương đối dễ dàng. Nhưng đối với trẻ có tính cách rụt rè thì quả thật việc thích nghi với môi trường mẫu giáo là một điều rất khó khăn.
Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân khác gây sợ hãi cho trẻ
Một số nỗi sợ khi trẻ tới lớp mầm non
Trẻ sợ xa cha mẹ
Trên thực tế bất kỳ trẻ nào cũng sợ xa cha mẹ, việc ngày đầu đi học trẻ òa khóc đòi bố mẹ là một điều tương đối khó khăn với phụ huynh cũng như bảo mẫu trong việc dỗ dành trẻ, thậm chí có thể gây một nỗi ám ảnh cho trẻ mỗi buổi sáng ngày mới.
Khi đưa trẻ đến lớp đừng cố gắng kéo dài thời gian ôm hay dỗ dành trẻ điều đó khiến trẻ nhớ bạn hơn. Hãy nhờ các bảo mẫu dỗ dành trẻ và nhanh chóng để trẻ hòa nhập với lớp. Các bảo mẫu tuyệt đối đừng vì có quá nhiều trẻ mà bỏ rơi bất kỳ trẻ nào vào tuần đầu đi học mẫu giáo của trẻ.
Nếu trẻ sợ đi học vào buổi sáng, các quý phụ huynh hãy dỗ dành trẻ và hứa rằng sẽ quay lại đón trẻ vào buổi chiều. Bên cạnh đó hãy có phần thưởng sau một ngày đi học có thể là một cây kẹo bông gòn trước cổng trường, một bữa ăn bé thích, đưa trẻ đi chơi sau giờ học,…
Trẻ sợ lạc
Tương tự như ở trên một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ sợ đi học là trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi khi không có người thân đi cùng. Khi đến trường mầm non tuy rằng đối với người lớn chúng ta thấy trường nhỏ tuy nhiên với trẻ thì tới một môi trường mới hoàn toàn xa lạ trẻ vẫn hoàn toàn có thể hình hành tâm lý sợ lạc (lạc đường về lớp, lạc các bạn,…)
Tuy nhiên, việc trẻ sợ lạc chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Sau một thời gian tâm lý sợ lạc của trẻ khi tới trường mầm non sẽ vơi đi do đã quen thuộc.
Trẻ sợ bị cô lập, không có ai chơi cùng
Khi tới lớp, đối với những trẻ có tính cách rụt rè thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kết bạn mới và hòa nhập với các bạn đồng trang lứa. Tính cách rụt rè sẽ dẫn đến việc trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp sinh ra tâm lý sợ sệt, không biết là có ai sẽ chơi cùng mình.
Đôi khi trẻ còn bị chính các bạn trong lớp cô lập và xa lánh do một “tình xuống xấu hổ” như là vấp ngã, đi vệ sinh bừa bãi, mặc áo quần ngược,… Trẻ sẽ bị trêu chọc và không có bạn khi đến lớp từ đó khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi khi đến lớp.
Đây là vấn đề hay gặp và nhiệm vụ giải quyết đến từ các bảo mẫu, các cô bảo mẫu phải có những biện pháp để giúp trẻ không bị cô lập khi đến trường.
Trẻ sợ bảo mẫu
Việc trẻ sợ đi học có thể đến từ lý do là trẻ có thể gặp các cô bảo mẫu hay la mắng trẻ có thể khiến trẻ sợ hãi, ám ảnh. Cha mẹ hãy cố gắng chọn trường mầm non có uy tín, có các bảo mẫu có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ để giúp trẻ giải tỏa căng thẳng nhé.
Các bảo mẫu cũng nên kiên nhẫn không được la mắng đánh đập trẻ, hãy cố gắng giữ một thái độ vui vẻ và hòa nhã bởi vì bạn chính là tấm gương để trẻ trở thành một người vui vẻ, dịu dàng.
Xem thêm:
Trau dồi kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non cho các bảo mẫu – OVTAC
Những phẩm chất, tính cách phù hợp với nghề Bảo mẫu mầm non?
Trẻ chán ghét thức ăn ở trường
Việc có một thực đơn lặp đi lặp lại từ các cô cấp dưỡng sẽ làm trẻ cảm thấy ngán ngẩm thức ăn trên lớp mầm non từ ra sinh ra tâm lý chán ghét khi đến trường hoặc thậm chí đôi khi thức ăn ở lớp mầm non gây ra hiện tượng sức khỏe không tốt cho trẻ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… Điều này cũng góp phần khiến trẻ sợ hãi khi đến trường.
Xem thêm:
Những lưu ý về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.
Cấp dưỡng mầm non là gì? Công việc hằng ngày của người cấp dưỡng mầm non
Trẻ bị bạn bè cùng lớp bắt nạt
Tương tự như việc trẻ bị cô lập, trên lớp mầm non trẻ có thể bị bạn bè bắt nạt (Dành đồ chơi, đánh nhau, cào cấu,…) Đây là vấn đề đặt biệt nghiêm trọng và là nguyên nhân thường thấy của việc trẻ sợ đi học. Nếu trẻ có các dấu hiệu bầm tím, trầy trụa,… Hãy ngay lập tức thông báo với bảo mẫu hoặc tìm đến nói chuyện với phụ huynh của trẻ bắt nạt bé.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sợ đi học?
Nếu trẻ sợ đi học những ngày đầu thì cha mẹ nên có sự trao đổi về mặt cảm xúc để giúp trẻ dần thích nghi trong thời gian đầu. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi bắt đầu đến lớp là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của trẻ từ môi trường nhà đến môi trường học. Dưới đây là một số gợi ý để giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị tâm lý cho con trước khi bắt đầu hành trình học tập mới:
- Tạo câu chuyện về trường lớp: Mỗi ngày, bạn có thể kể cho con nghe một câu chuyện nhỏ về trường lớp, giới thiệu về các hoạt động và bạn bè mà con có thể gặp khi đến trường. Điều này giúp trẻ cảm thấy quen thuộc và yên tâm hơn với môi trường mới.
- Thăm quan trường trước: Đưa trẻ đến thăm quan trường trước khi bắt đầu học là một cách tốt để giúp trẻ làm quen với không gian và môi trường học. Trẻ có thể thấy các phòng học, sân chơi và gặp được một số cô giáo. Giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đi học.
- Học nửa ngày trước khi học cả ngày: Cho trẻ tham gia vào lớp học nửa ngày khoảng 1-2 tuần trước khi học cả ngày có thể giúp họ làm quen với không khí lớp học và làm quen với việc đi học.
- Giới thiệu với cô giáo: Trong ngày đầu tiên đến trường, hãy giới thiệu bé với cô bảo mẫu và tạo điều kiện cho bảo mẫu và trẻ làm quen với nhau dưới sự chứng kiến của phụ huynh. Điều này giúp con cảm thấy an tâm và tin tưởng vào các cô cô giáo, bảo mẫu, giúp trẻ dễ dàng thích nghi và không cảm thấy sợ hãi khi đến trường.
- Dạy con về mối quan hệ bạn bè: Hãy dạy con về những quy tắc ứng xử đúng và lịch sự khi giao tiếp với bạn bè. Điều này giúp con tự bảo vệ bản thân và dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.
Trong trường hợp đã trải qua một thời gian dài mà trẻ vẫn sợ hãi khi đến trường hoặc có các dấu hiệu thực thể như:
- Than đau đầu, chóng mặt khi đi học (về nhà lại hết)
- Nôn trước mỗi buổi đến trường
- Đau bụng mỗi sáng thức dậy
- Thường xuyên gặp ác mộng về trường lớp. Giật mình hoảng hốt khi ngủ
- Bám mẹ không rời, lo mẹ bỏ đi xa, lo mẹ bị tai nạn,…
- Trẻ trở nên lầm lì, không nói cười khi về nhà
- Trẻ trở nên hung hăng, đánh bạn
Thì quý phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tìm bác sĩ tâm lý để hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
Bảo mẫu cần làm gì khi trẻ sợ đi học?
Nếu trẻ gào khóc, ăn vạ khi phụ huynh gửi trẻ tới lớp thì các bảo mẫu, giáo viên mầm non tuyệt đối không được la mắng, đánh đập trẻ. Hãy giữ một thái độ niềm nở và hiền dịu giúp trẻ cảm thấy sự tin tưởng từ bạn.
Trong ngày đầu hãy ngay lập tức trao đổi với phụ huynh của trẻ về việc trẻ thích gì, sợ gì,… Để nắm bắt được tâm lý của trẻ từ đó có các cách giao tiếp tương ứng đối với trẻ, giúp trẻ cảm thấy được bạn là một người có thể tin tưởng.
Hãy tổ chức các trò chơi thú vị hằng ngày để giúp trẻ hứng thú khi đến lớp và tránh để trẻ sợ đi học vào hôm sau nhé.
Xem thêm:
Top 8 tình huống khó xử của bảo mẫu mầm non hay gặp và cách xử lý – OVTAC
Top 8 mẹo quản lý trẻ mầm non hiệu quả cho các bảo mẫu
Tâm lý trẻ mầm non và những điều bảo mẫu mầm non cần nên biết
Kết Luận
Trẻ sợ đi học là một biểu hiện hết sức bình thường ở trẻ mầm non mới đi học, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì bạn hãy ngay lập tức đưa trẻ đi tìm chuyên gia tâm lý để điều trị kịp thời nhé, tránh những ảnh hưởng tâm lý với trẻ sau này. Hy vọng qua bài viết trên các quý phụ huynh, các bảo mẫu sẽ có thêm kiến thức để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đi học nhé.
Đừng quên liên hệ ngay tới OVTAC qua số HOTLINE 0933.254.122 để được tư vấn các khóa học ngắn hạn bảo mẫu, cấp dưỡng và sư phạm mầm non ngay hôm nay nhé.