Nguyên nhân trẻ hay gặp ác mộng? Phụ huynh và bảo mẫu cần làm gì?

Nguyên nhân trẻ hay gặp ác mộng? Phụ huynh và bảo mẫu cần làm gì?

Cần Làm Gì Khi Trẻ Hay Gặp Ác Mộng Ovtac

Không phải trẻ em trong độ tuổi mầm non đều có những giấc mơ đẹp, đầy màu sắc. Đôi khi ngủ trẻ sẽ gặp những cơn ác mộng khiến bé ám ảnh, hình thành một nỗi sợ trước khi đi ngủ dẫn đến việc mất ngủ ở trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ hay gặp ác mộng là gì? Cha mẹ cũng như bảo mẫu có thể làm gì khi trẻ gặp ác mộng? Hãy cùng OVTAC tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân trẻ hay gặp ác mộng là gì?

Cũng giống như người lớn, trẻ mầm non cũng gặp ác mộng, nhưng khác với người lớn hay gặp ác mộng bởi những áp lực cuộc sống, cú sốc tâm lý trong quá khứ,… Những cơn ác mộng ở trẻ chủ yếu đến từ sự tưởng tượng phong phú của trẻ vì độ tuổi mầm non sự tưởng tượng phát triển rất mạnh mẽ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay gặp ác mộng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Xem TV quá nhiều trước khi ngủ: Các hình ảnh đáng sợ hoặc kịch tính trên TV có thể gây ra ác mộng khi trẻ nhớ lại trong giấc ngủ. Hoặc đôi khi trẻ sẽ tưởng tượng mình là nhân vật đó trong giấc mơ.
  • Chơi đùa quá mức trước khi đi ngủ: Khi trẻ quá hưng phấn hoặc căng thẳng sau khi chơi đùa, trẻ có thể mang những cảm xúc này vào giấc ngủ và gặp ác mộng.
  • Bị hù dọa bởi người thân: Các câu chuyện hoặc lời đe dọa của người thân, cha mẹ, cô giáo về các nhân vật đáng sợ như “Ông Ba Bị” hoặc “Ông Kẹ” có thể tạo ra nỗi sợ và từ đó gây ác mộng cho trẻ.
  • Do môi trường ngủ: Phòng ngủ quá tối hoặc có quá nhiều đồ đạc có thể khiến trẻ tưởng tượng ra các hình ảnh đáng sợ trong tâm trí của trẻ.
  • Chứng kiến cảnh cãi vã hoặc bạo lực trong gia đình: Những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng do chứng kiến cảnh cãi vã hoặc bạo lực giữa bố mẹ có thể gây ra ác mộng cho trẻ.
  • Stress và lo lắng trước ngày đi học: Cảm giác căng thẳng lo lắng của trẻ trước ngày đầu đi học mẫu giáo hoặc trẻ có dấu hiệu sợ đi học cũng có thể dẫn đến những cơn ác mộng cho trẻ.
Nguyên Nhân Trẻ Hay Gặp Ác Mộng Là Gì
  • Trải qua sự thay đổi: Trẻ hoàn toàn có thể gặp ác mộng do việc chuyển nhà, chuyển trường gây ra.
  • Trải qua một sự kiện ám ảnh: Tai nạn giao động, thú cưng mất trước mặt trẻ, người thân qua đời, rơi xuống nước… Đều là những sự kiện mà khi trải qua trẻ sẽ rất thường xuyên gặp ác mộng và có thể sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi đã trưởng thành.
  • Sử dụng các loại thuốc: Một số loại thuốc hoặc thực phẩm có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ dẫn đến ác mộng khi trẻ dùng quá nhiều hoặc không đúng cách.

Trên đây là một số các nguyên nhân phổ biến làm trẻ hay gặp ác mộng. Nhìn chung với một trí tưởng tượng phong phú và một tâm lý chưa đủ vững chãi thì việc trẻ ngủ mơ thấy ác mộng là một điều rất hiển nhiên. 

Xem thêm:
Trẻ mầm non sợ đi học, cha mẹ và bảo mẫu cần làm gì?
Tại sao trẻ sợ âm thanh to, tiếng động mạnh? Phụ huynh và bảo mẫu cần làm những gì? – OVTAC
Tại sao trẻ sợ bóng tối – Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ – OVTAC

Cách nhận biết trẻ hay gặp ác mộng?

Khi trẻ hay gặp ác mộng thì trẻ thường có xu hướng kể lại cho người lớn nên bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề không thể phát hiện trẻ gặp ác mộng. Tuy nhiên đôi khi cơn ác mộng làm trẻ sợ đến nỗi không dám nói ra. Có một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết để biết liệu trẻ của bạn có gặp ác mộng hay không:

  1. Thay đổi nhiều tư thế khi ngủ: Trẻ có thể thay đổi tư thế liên tục khi ngủ, quay qua quay lại, loay hoay, đạp,….
  2. Khóc trong giấc ngủ: Trẻ có thể kêu rên, khóc lóc, nói mớ hoặc kêu lên trong giấc ngủ.
  3. Bất thình lình tỉnh giấc: Trẻ có thể giật mình tỉnh giấc và hoảng sợ, sau đó sẽ cảm thấy khó chịu và khó ngủ lại.
  4. Thay đổi tâm trạng: Trẻ có thể trở nên dễ cáu kỉnh, lo lắng hoặc tỏ ra sợ hãi sau khi thức dậy từ một cơn ác mộng.
Cách Nhận Biết Trẻ Hay Gặp Ác Mộng

Cách xoa dịu trẻ sau cơn ác mộng

Có một số phương pháp bạn có thể sử dụng để an ủi trẻ sau khi trải qua một cơn ác mộng:

  1. Trấn an tinh thần trẻ: Ôm hoặc xoa lưng cho trẻ đến khi trẻ bình tĩnh trở lại. Đưa cho trẻ một thú nhồi bông hoặc một đồ chơi yêu thích.
  2. Giải thích về cơn ác mộng: Hãy nói chuyện với trẻ với cơn ác mộng vừa trải qua. Tuy nhiên, hãy tránh nói rằng “đó chỉ là một giấc mơ” vì điều này có thể không an ủi được trẻ. Thay vào đó, hãy lắng nghe và đồng cảm với cảm xúc của trẻ và cho trẻ biết rằng bạn luôn ở bên cạnh để bảo vệ và chăm sóc cho trẻ.
Cách Xoa Dịu Trẻ Sau Cơn Ác Mộng

Cách phòng tránh gặp ác mộng cho trẻ

Để giảm tần suất xảy ra ác mộng cho trẻ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  1. Tạo thói quen bình yên trước khi đi ngủ: Cha mẹ hãy tạo ra một cảm giác dễ chịu trước giờ đi ngủ bằng cách cho trẻ tắm nước ấm, kể một câu chuyện êm dịu hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Đọc sách liên quan đến giấc ngủ, những câu chuyện đẹp chứ đừng đọc những câu truyện có hơi hướng đáng sợ hoặc có thể gây ấn tượng cảm xúc mạnh.
  2. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có nhiệt độ dễ chịu, không quá nóng và không quá lạnh.
  3. Ánh sáng phòng ngủ thích hợp: Tránh ánh sáng quá sáng trong phòng ngủ, vì ánh sáng có thể làm gián đoạn giấc ngủ hoặc thậm chí gây ra hiện tượng bóng đè rất đáng sợ do ánh sáng làm não tỉnh. Nếu trẻ sợ bóng tối, bạn có thể bật đèn ngủ để tạo sự an toàn và an ủi cho trẻ.
  4. Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng để giúp có giấc ngủ tốt hơn. Bổ sung lysine, các vi khoáng chất như kẽm, crom, selen, và vitamin nhóm B có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường đề kháng, giúp trẻ ít bị ốm và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Một số cách giúp trẻ ngủ ngon hơn

Dưới đây là một số cách để giúp trẻ ngủ ngon hơn:

  1. Tạo thói quen ngủ cố định cho trẻ: Hãy đặt một mốc thời gian cho trẻ lên giường ngủ đúng giờ, ví dụ đúng 21:30 lên giường đi ngủ. Việc này giúp trẻ tới giờ đó thì tự nhiên sẽ buồn ngủ.
  2. Tặng bé gấu bông: Hãy cho bé một chú gấu bông để làm trẻ có một “người bạn” khi đi ngủ để tránh việc bị cô đơn. Tuy nhiên trẻ có thể gặp tình trạng thiếu gấu bông thì ngủ không được.
  3. Massage nhẹ nhàng cho bé: Hãy Massage tay, chân, lưng,… để giúp trẻ có trạng thái thoải mái, thả lỏng trước khi ngủ.
  4. Đặt dao cùn ở đầu giường: Đây là cách làm dân gian với quan niệm xua đuổi tà khí giúp trẻ ngủ ngon hơn và tránh gặp ác mộng. Tuy nhiên cần phải bọc dao thật kỹ và tốt nhất đừng cho trẻ biết bạn đã đặt giao vì có thể trẻ sẽ tò mò mà nghịch dao.
  5. Đừng vui đùa quá nhiều với trẻ trước khi ngủ: Khi bạn vui đùa quá nhiều với trẻ sẽ khiến vui vẻ và phấn chấn quá mức trước giờ ngủ, cơ thể của bé sẽ tiết ra cortisol, một hormone kích thích, làm tăng sự kích động và khó khăn trong việc buồn ngủ.
Một Số Cách Giúp Trẻ Ngủ Ngon Hơn

Kết luận

Trên đây là bài viết về nguyên nhân trẻ gặp ác mộng và cách để giúp trẻ ngủ ngon hơn mỗi buổi tối. Hy vọng qua bài viết mà OVTAC vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những cơn ác mộng của trẻ và cách để phòng tránh việc trẻ hay gặp ác mộng. Hãy gọi ngay tới số HOTLINE 0933.254.122 để được OVTAC tư vấn miễn phí và nhanh chóng về các khóa học chứng chỉ bảo mẫu, cấp dưỡngbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non nhé.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com