Tâm lý ở trẻ em đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non thường rất hiếu động và khó bảo mà các bảo mẫu mầm non không chỉ quản lý 1 bé mà còn phải quản lý rất nhiều các bé khác. Chính vì thế các bảo mẫu phải cần có những kỹ năng quản lý trẻ mầm non hiệu quả để có thể quản lý một cách dễ dàng một lớp có nhiều trẻ mầm non. Hãy cùng OVTAC tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu top 8 mẹo quản lý trẻ mầm non sao cho hiệu quả nhé.
Tạo mối quan hệ tốt với trẻ
Bảo mẫu mầm non cần tạo cho bản thân một hình tượng đúng là một người mẹ thứ 2 của bé, luôn thể hiện tình yêu thương, bao dung. Sẵn sàng giúp đỡ trẻ mọi lúc. Không để trẻ cảm thấy lạc lõng giữa cả lớp.
Trong khi quản lý trẻ mầm non, các bảo mẫu phải hạn chế các hành động la mắng, đánh đập trẻ từ đó tạo nên ác cảm cho trẻ khiến trẻ sợ đến trường. Bạn phải tập trung khuyên nhủ nhẹ nhàng các bé làm đúng sẽ thưởng gì làm sai sẽ phạt gì.
Chú trọng giao tiếp với trẻ mầm non
Như đã nói ở trên, khi quản lý trẻ mầm non các bảo mẫu hãy luôn giữ thái độ nhẹ nhàng đối với trẻ để tạo cảm giác an toàn khi trẻ tiếp xúc với mình.
Các bảo mẫu cần biết cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng: Bảo mẫu cần sử dụng từ ngữ dễ hiểu có câu trả lời ngắn gọn khi trẻ hỏi vì các bé mầm non chỉ có khả năng hiểu ngôn ngữ đơn giản và cần sự rõ ràng trong giao tiếp. Bên cạnh đó bảo mẫu cần kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với trẻ.
Ngoài ra khi quản lý trẻ mầm non bạn phải hết sức kiên nhẫn và lắng nghe bởi vì trẻ mầm non rất hiếu động và hay bộc lộ cảm xúc thái quá, điều đó có thể khiến các bảo mẫu gặp stress nặng nhưng các bạn cần phải kiểm soát cảm xúc từ đó khiến việc giao tiếp với trẻ trở nên cáu gắt và nặng nề, điều này sẽ khiến cho việc quản lý trẻ của bạn trở nên có xu hướng làm trẻ sợ hãi nhiều hơn là sự yêu thương.
Xem thêm:
Trau dồi kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non cho các bảo mẫu – OVTAC
Biết nghiêm khắc đúng lúc và có biện pháp kỷ luật
Đôi khi việc trở nên hiền dịu và yêu thương lại khiến trẻ không sợ việc làm sai, ngày càng hiếu động và tỏ ra “lì lợm” trước mặt bạn, chính vì thế bảo mẫu mầm non cần phải nghiêm khắc đúng lúc để khiến trẻ phải cảm thấy sợ khi làm sai.
Khi quản lý trẻ mầm non, biện pháp để khiến trẻ có thể “sợ” chính là hãy đặt ra những nguyên tắc, biện pháp kỷ luật trong lớp học, ví dụ khi trẻ làm khóc đòi mẹ thì sẽ bị phạt đứng góc lớp trong nguyên buổi sáng, điều này khiến trẻ cảm thấy tự ti khi các bạn được chơi, được học còn mình phải đứng. Chỉ cần thực hiện hình phạt này đôi ba lần kèm một phần thưởng nhỏ khi trẻ không còn khóc đòi mẹ sẽ khiến trẻ ngoan ngoãn chỉ sau vài lần phạt. Nếu trẻ vẫn có thái độ không hợp tác thì hãy gia tăng hình phạt hoặc gia tăng phần thưởng tùy vào tính cách của trẻ.
Tạo tinh thần trách nhiệm vì tập thể cho trẻ
Có một mẹo trong quản lý trẻ mầm non hiệu quả đó là tạo trách nhiệm cho trẻ một cách đơn giản nhưng lại rất hiệu quả đó chính là trao trách nhiệm tập thể cho trẻ. Ví dụ bạn hãy cho chia tổ cho lớp và hãy trao chức tổ trưởng cho trẻ, các đối tượng có thể làm tổ trưởng là: bé lanh lợi nhất trong tổ, bé tự ti nhất, bé quậy nhất.
Khi bạn trao một chức vụ nào đó thì bỗng nhiên các bé sẽ cảm thấy trách nhiệm của bản thân trở nên lớn lao hơn và đặc biệt hơn là các bé sẽ hình thành tâm lý phải ngoan ngoãn để làm gương cho các bạn khác. Bé lanh lợi nhất sẽ là tấm gương tốt cho các bé tổ viên, Bé tự ti nhất sẽ cảm thấy tự tin và tự hào hơn vì trách nhiệm được trao. Bé quậy nhất sẽ phải cảm thấy cần ngoan ngoãn hơn để các bạn lấy làm gương. Hãy thử áp dụng cách này khi quản lý trẻ mầm non nhé, đảm bảo rất hiệu quả đấy.
Xem thêm:
Tâm lý trẻ mầm non và những điều bảo mẫu mầm non cần nên biết
Tổ chức các hoạt động thi đua
Khi quản lý trẻ mầm non ngoài giờ giáo dục, bạn còn có thể tạo sân chơi lành mạnh và thi đua tích cực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy chúng được cạnh tranh để có thể có được phần thưởng. Các hoạt động thi đua có thể là thi đua cá nhân hoặc thi đua theo nhóm. Các hình thức thi đua có thể là: Ai trật tự sẽ được bánh kẹo, ai ngủ ngoan khi thức dậy sẽ nhận được kẹo, ai ăn cơm nhanh nhất sẽ được ra chơi nhiều hơn,…
Phối hợp với phụ huynh
Đừng quên phối hợp và làm việc với phụ huynh để giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ cũng như báo cáo cho phụ huynh về tình hình phát triển của trẻ. Các điều trên sẽ giúp bạn quản lý trẻ mầm non một cách hiệu quả thông qua những gì mà phụ huynh cung cấp thay vì phải kiên nhẫn ngồi lắng nghe trẻ.
Biện pháp quản lý trẻ trong giờ chơi
Trong giờ ra chơi các bé sẽ có xu hướng chơi với nhau theo nhóm, các bảo mẫu cần quan sát và theo dõi chặt chẽ các bé xem rằng có xảy ra xô xát hay không, có trò chơi nào không lành mạnh không,…
Khi quản lý trẻ mầm non, các bảo mẫu cần chú ý khoanh vùng khu vực chơi của trẻ sao cho an toàn, hạn chế trẻ ra khỏi khu vực đó vì trẻ rất hiếu động và tò mò. Bên cạnh đó bảo mẫu hãy để ý các bé nào đang chơi một mình, hãy tới bắt chuyện và bầu bạn với trẻ hoặc tìm kiếm nhóm cho trẻ tham gia hòa nhập chơi cùng nhau.
Nếu bảo mẫu là người tổ chức giờ chơi cho trẻ thì cần chú ý về việc tổ chức các trò chơi mang tính thú vị và không lặp đi lặp lại, bên cạnh đó đảm bảo luôn có phần thưởng và sự thi đua giữ các bé khi tổ chức trò chơi.
Biện pháp quản lý trẻ trong giờ đón trẻ
Trong giờ ra về, hãy cho các bé tập trung chơi một trò chơi gì đó hoặc là bật hoạt hình cho các bé ngồi yên để tập trung xem. Hãy cố gắng đảm bảo các bé ngồi yên trong lớp cho tới khi chính xác cha mẹ hoặc người quen của trẻ đến đón, Hãy khóa thanh chắn trước cửa đảm bảo không có trẻ nào đi ra khỏi lớp trong giờ ra về để tránh trẻ đi lạc hoặc bị bắt cóc.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết Top 8 mẹo quản lý trẻ mầm non hiệu quả, các bảo mẫu có thể tham khảo để có thể dễ dàng quản lý lớp mầm non của mình. Đừng quên liên hệ ngay với OVTAC qua số HOTLINE 0933.254.122 để có thể nhận thông tin tư vấn về khóa học chứng chỉ bảo mẫu cũng như cấp dưỡng mầm non nhanh chóng nhé.
Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC