Top 5 những Khó khăn của nghề Bảo mẫu mầm non

Top 5 những Khó khăn của nghề Bảo mẫu mầm non

Top 5 Những Khó Khăn Của Nghề Bảo Mẫu Mầm Non

Chúng ta đều biết rằng nghề Bảo mẫu mầm non là một nghề rất quan trọng khi những bảo mẫu là người chăm sóc trẻ trong độ tuổi đầu đời. Nghề bảo mẫu có yêu cầu khá đơn giản, không cao siêu như những nghề khác tuy nhiên không vì thế mà nghề này không có những khó khăn nhất định.

Vậy những khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non là gì? Hãy cùng OVTAC tham khảo bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về Top 5 những khó khăn của nghề Bảo mẫu mầm non nhé.

Mức lương của bảo mẫu mầm non khá thấp

Một trong những khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non đó chính là mức lương khá thấp mặc dù trong những năm gần đây, bảo mẫu mầm non đang gặp phải tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, đặc biệt là ở các trường công lập khi mà mức lương cho vị trí bảo mẫu thường chỉ dao động từ 4-6 triệu đồng một tháng. 

Đáng chú ý, mức lương mà họ nhận được không phản ánh đúng công sức và đóng góp của họ. Điều này làm cho nhiều người trẻ từ bỏ ngành này và những người đã làm trong ngành thì chuyển sang làm việc tại các trường tư thục hoặc trường quốc tế hoặc làm bảo mẫu cho các gia đình có điều kiện, nơi có mức lương cao và đãi ngộ tốt hơn so với các trường mẫu giáo công lập.

Tuy nhiên, để có thể làm việc trong các môi trường tư thục này không phải là điều dễ dàng. Sự cạnh tranh và các yêu cầu để được tuyển dụng thường rất cao.

Mức Lương Của Bảo Mẫu Mầm Non Khá Thấp

Công việc của bảo mẫu mầm non khá vất vả 

Khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non được thể hiện rõ nhất qua sự vất vả mà họ phải đối diện hàng ngày. Khi chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ, mệt mỏi và căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, trong một lớp học mầm non, chỉ có hai giáo viên nhưng lại cần chăm sóc đến 20 trẻ, độ tuổi từ 3 đến 5 một độ tuổi rất hiếu động và không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Người bảo mẫu phải thực hiện toàn bộ công việc của một người mẹ, từ dọn dẹp, vệ sinh đồ chơi và không gian sinh hoạt, cho ăn, cho ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ, đến chăm sóc sức khỏe và tâm sinh lý của từng em nhỏ.

Hơn thế nữa, họ phải đối mặt với áp lực từ phía phụ huynh, phải lên kế hoạch chăm sóc trẻ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt, trò chơi, và theo dõi quá trình học tập và phát triển của từng em. Điều này mang lại cho họ một công việc đầy áp lực, mệt mỏi, stress,…

Công Việc Của Bảo Mẫu Mầm Non Khá Vất Vả

Luôn phải đối mặt với các tình huống oái ăm

Ngoài công việc vất vả các bảo mẫu cũng phải đối mặt với nhiều tình huống oái ăm đến từ các bé nhỏ cũng như các bậc phụ huynh. Có thể kể đến như là:

  • Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe nhưng phụ huynh vẫn đưa đến lớp
  • Trẻ đánh nhau
  • Thất lạc trẻ trong giờ ra về
  • Đồng nghiệp nghỉ đột xuất
  • ….

Những tình huống này rất thường xuyên xảy ra yêu cầu các bảo mẫu phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để xử lý.

Luôn Phải Đối Mặt Với Các Tình Huống Oái Ăm

Xem thêm:
Top 8 tình huống khó xử của bảo mẫu mầm non hay gặp và cách xử lý – OVTAC
Top 8 tình huống sư phạm tiểu học và cách xử lý – Ovtac
Top 8 mẹo quản lý trẻ mầm non hiệu quả cho các bảo mẫu

Nghề Bảo mẫu mầm non bị gò bó thời gian

Khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian. Một cô bảo mẫu mầm non thường phải bắt đầu làm việc rất sớm, khoảng 6 giờ sáng, để chuẩn bị trước khi trẻ đến lớp. Buổi chiều, lớp học thường kết thúc vào khoảng 4 giờ đến 4 giờ 30 chiều, và cô phải dành thời gian để giao trẻ cho phụ huynh. Tuy nhiên một số phụ huynh thường đến đón con rất trễ buộc bảo mẫu phải ở lại thêm giờ.

Sau khi các bé đã được gửi về, cô phải ở lại trường để dọn dẹp và chuẩn bị cho ngày học tiếp theo. Điều đáng chú ý nhất là, người làm trong ngành này thường không có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. Mặc dù có quy định rõ về thời gian nghỉ trưa từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30, nhưng trên thực tế, các cô thường không thể tận hưởng thời gian nghỉ này do phải chăm sóc trẻ.

Ngoài ra, việc các em nhỏ thường khóc bất chợt cũng làm mất đi thời gian nghỉ trưa quý báu của họ, khiến họ phải dành thời gian để dỗ dành và giữ cho không gian lớp học yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của các em khác.

Nghề Bảo Mẫu Mầm Non Bị Gò Bó Thời Gian

Khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non: Áp lực cao

Áp lực cao luôn là khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non, nhất là đối với các bảo mẫu trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Nhiều người nghĩ việc chăm sóc vui chơi với trẻ là một công việc vui vẻ và thú vị nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. 

Khó Khăn Của Nghề Bảo Mẫu Mầm Non Áp Lực Cao

Trẻ nhỏ rất hiếu động, thỉnh thoảng lại rất ương bướng và thường xuyên quấy khóc, ăn vạ một cách không lý do. Bảo mẫu mầm non phải dành nhiều thời gian để dỗ dành các bé suốt cả ngày. Đôi khi có những trẻ khóc rất lâu và la hét ầm ĩ, việc dỗ dành trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong tình huống mà nhiều trẻ khóc cùng lúc, cảnh tượng đó thực sự gây ra nhiều căng thẳng và áp lực cho người làm nghề này.

Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Khóa học chứng chỉ quản lý trường mầm non – OVTAC

Kết luận

Nghề nào cũng có những khó khăn nhất định và nghề bảo mẫu mầm non cũng không ngoại lệ. Hy vọng qua bài viết Top 5 những khó khăn của nghề bảo mẫu mầm non mà OVTAC vừa chia sẻ ở trên sẽ cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về nghề bảo mẫu mầm non. Chỉ cần bạn thật sự yêu nghề, đáp ứng đủ điều kiện công việc và thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng thì công việc cũng sẽ thuận lợi và có nhiều hướng phát triển tốt trong tương lai.

Đừng quên liên hệ ngay tới số HOTLINE 0933.254.122 để được nhận tư vấn nhanh chóng về các khóa học chứng chỉ ngắn hạn mầm non nhé.  

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com