Phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non mà các Bảo mẫu cần biết

Phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non mà các Bảo mẫu cần biết

Phương Pháp Tổ Chức Giờ Ăn Cho Trẻ Mầm Non Mà Các Bảo Mẫu Cần Biết

Không chỉ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn mà các bảo mẫu cùng các nhân viên cấp dưỡng còn phải có nhiệm vụ tổ chức bữa ăn cho các bé. Quá trình tổ chức là rất quan trọng nhằm tạo một thói quen, quy tắc ăn uống lành mạnh cho các bé. Vậy phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non ra sao, hãy cùng OVTAC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lý do tại sao phải tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non

Các bé ở độ tuổi mầm non đa phần rất hiếu động, việc tổ chức giờ ăn cho trẻ sẽ khiến chúng ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, đảm bảo việc phát triển thể chất một cách toàn diện nhất cho trẻ. Bên cạnh đó giúp các bảo mẫu dễ dàng quản lý thời gian sinh hoạt của các bé hơn. 

Việc tổ chức giờ ăn theo quy tắc cũng làm trẻ cảm thấy thèm ăn sát giờ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non cơ bản

Phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non

Chuẩn bị trước giờ ăn

Bữa ăn của các bé thường sẽ kéo dài trong khoản thời gian 60 phút, trước thời gian ăn thì các cấp dưỡng mầm non có 15-30 phút để chuẩn bị các suất cơm cho trẻ. Tùy vào quy định của từng trường các Cấp dưỡng sẽ chuẩn bị phân chia thức ăn ra từng khay hoặc bưng thức ăn, cơm, canh, tô chén, muỗng,…. lên từng lớp để các Bảo mẫu phân chia thức ăn. 

Quá trình chuẩn bị các phần thức ăn cho trẻ cần được đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, các Cấp dưỡng khi chuẩn bị thức ăn cần đội mũ lưới, găng tay, khẩu trang đầy đủ để đảm bảo vệ sinh. 

Các Bảo mẫu có nhiệm vụ sắp xếp bàn ghế cho trẻ, đối với trẻ lớn tầm lớp Lá (4-5 tuổi) thì các bảo mẫu có thể tổ chức cho các bé tự sắp xếp bàn ghế ăn uống của chúng để nâng cao tinh thần tự giác.

Bên cạnh đó các bảo mẫu có nhiệm vụ tổ chức cho các bé đi rửa tay bằng xà phòng theo quy trình rửa tay chuẩn bộ y tế.Các Bảo mẫu cần hướng dẫn các bé nhỏ (3-4 tuổi) 

Quy Trình Rửa Tay 6 Bước Của Bộ Y Tế

Cuối cùng các bảo mẫu sẽ phát yếm cho trẻ đeo để tránh rơi vãi thức ăn lên quần áo.

Xem thêm:
Cấp dưỡng mầm non là gì? Công việc hằng ngày của người cấp dưỡng mầm non
Những lưu ý về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.

Sắp xếp nhóm 

Các Bảo mẫu có nhiệm vụ sắp xếp các bé thành từng nhóm để ngồi ăn chung với nhau, có thể phân chia các bé thành nhóm ăn nhanh, nhóm ăn chậm để trẻ có thể thoải mái ăn mà không bị áp lực thời gian từ các bạn ăn nhanh hơn.

Nếu không tổ chứng theo nhóm thì các Bảo mẫu có thể tổ chức nhóm ăn theo hình chữ U hoặc L để có thể dễ dàng quan sát các bé ăn

Nếu trong trường hợp các bảo mẫu là người phân chia thức ăn thì hãy cho các bé lên lấy thức ăn theo thứ tự bé ăn chậm nhất tới bé ăn nhanh nhất. Còn trường hợp các Cấp dưỡng phát thức ăn từng bàn thì cũng như vậy hãy phát cho trẻ ăn chậm nhất trước.

Theo dõi quá trình ăn uống của trẻ

Hãy quy định thời gian đúng 60 phút để trẻ ăn hết phần ăn của mình, hướng dẫn trẻ ngồi thẳng, ngồi đúng khoảng cách, hãy tập cho trẻ thói quen mời mọi người cùng ăn. Trong trường hợp trẻ ăn quá chậm thì hãy trực tiếp tới động viên trẻ để trẻ ăn nhanh hơn. Các bảo mẫu cũng đừng nên lạm đụng việc cho trẻ phần thưởng khi trẻ ăn nhanh để tránh việc trẻ không nhai kỹ mà nuốt nhanh.

Trong khi trẻ ăn uống, hãy luôn luôn giữ một không khí vui vẻ, tránh căng thẳng cho trẻ khi ăn, khuyến khích trẻ tự ăn chứ không cần các cô Bảo mẫu phải đúc.

Đừng quên tận dụng cơ hội trong bữa ăn để có thể giúp trẻ có thêm kiến thức về các món ăn trong bữa ăn

Luôn nhắc nhở trẻ khi ăn uống phải trật tự không đùa giỡn, không được làm rơi vãi thức ăn, nên có những hình phạt cho trẻ khi trẻ quá mất trật tự và thường xuyên làm đổ thức ăn để tạo tâm lý cẩn thận cho trẻ vào giờ ăn.

Luôn phải giữ quan sát tỉ mỉ để có thể xử lý nhanh nhất các trường hợp trẻ bị hóc thức ăn, ngộ độc, hoặc các vấn đề sức khỏe khác trong giờ ăn. 

Kết thúc giờ ăn

Sau khi giờ ăn kết thúc các bảo mẫu hãy nhắc nhở trẻ bỏ khay thức ăn, tô, chén, muỗng,… vào xô để đưa cho các cấp dưỡng thực hiện vệ sinh sau giờ ăn.

Đối với các bé nhỏ 3-4 tuổi thì hãy tháo yếm giúp các bé còn các bé lớn thì hướng dẫn tự tháo yếm. 

Tổ Chức Giờ Ăn Cho Trẻ Mầm Non

Phương pháp tổ chức giờ ăn xế cho trẻ mầm non

Thông thường các trẻ mầm non không chỉ có bữa chính là bữa trưa mà các bé sẽ có thêm một bữa xế vào khoảng 15-16h. Phương pháp tổ chức giờ ăn xế cho trẻ cũng tương tự như bữa chính tuy nhiên sẽ đơn giản hơn.

Thông thường bữa xế thường được các Cấp dưỡng đem lên tận lớp để các bảo mẫu phát cho các bé. Bữa ăn có thể là sữa bánh, thạch rau câu, sữa chua,… Nên việc tổ chức cũng khá đơn giản

Hãy sắp xếp các bé theo từng tổ và phân chia đều khẩu phần xuống cho các bé tổ trưởng (Đối với các bé lớn) để có trách nhiệm phân phát cho các tổ viên. Đối với các bé nhỏ hơn hãy cho các bé xếp hàng ngay ngắn, trật tự để lần lượt nhận khẩu phần ăn từ bảo mẫu. 

Sau khi kết thúc bữa ăn hãy dặn dò các bé bỏ rác đúng nơi quy định và rửa tay thật sạch sau khi ăn.

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên OVTAC đã chia sẻ đến bạn phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non, hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bảo mẫu cũng như các cấp dưỡng có thêm kiến thức về việc tổ chức giờ ăn cho trẻ nhé. Đừng quên liên hệ ngay tới OVTAC qua số HOTLINE 0933.254.122 để nhận tư vấn nhanh chóng về các khóa học chứng chỉ Cấp dưỡng – Bảo mẫu mầm non nhé.

Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com