Những lưu ý về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.

Những lưu ý về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.

Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Trẻ

Trẻ nhỏ thường có một hệ tiêu hóa yếu và hệ miễn dịch kém, đó chính là lý do mà trẻ mầm non rất cần được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại cho sức khỏe từ môi trường và đặc biệt là ngộ độc từ thực phẩm. Vì thế việc chăm lo từng bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của một nhân viên cấp dưỡng mầm non. Hãy cùng OVTAC tìm hiểu bài viết sau đây để biết được sự cần thiết cũng như làm thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non nhé.

Sự cần thiết của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non

Các thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều luôn có thể bị nhiễm bẩn và tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là đối với trẻ em khi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Do vậy ở các cơ sở mầm non, nơi nuôi dạy rất đông các trẻ, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà bếp là một điều cực kỳ quan trọng đối với các cấp dưỡng mầm non khi chỉ cần kiểm tra đầu vào thực phẩm không chuẩn xác, các trang thiết bị nhà bếp không đảm bảo vệ sinh,… Thì có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khi rất nhiều các bé bị ngộ độc thực phẩm.

Một vụ việc ngộ độc thực phẩm gần đây tại trường mầm non Thuận Sơn ở Nghệ An khiến 76 trẻ mầm non phải nhập viện điều trị ngộ độc thực phẩm là do sự bất cẩn của các cấp dưỡng mầm non khi cho trẻ ăn sữa chua tự ủ mà chưa kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng. Điều này là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tại các trường mầm non.

Làm sao để nhân viên cấp dưỡng có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ?

Đa phần các cơ sở giáo dục mầm non tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm cho trẻ theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, bao gồm:

  • Luôn sạch sẽ trong mọi tình huống:
    • Các cấp dưỡng phải giữ tay, cơ thể và quần áo luôn sạch sẽ trước khi thực hiện công việc chế biến thực phẩm.
    • Rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh hoặc làm công việc lau dọn.
    • Dụng cụ và vật dụng nhà bếp phải được giữ sạch sẽ.
  • Phân loại thực phẩm sống và thực phẩm chín:
    • Phân biệt và giữ riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
    • Sử dụng dao thớt khác nhau cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Quá trình chế biến thực phẩm:
    • Thực phẩm cần nấu chín phải được đun sôi kỹ càng.
    • Đối với trẻ mầm non, thực phẩm nên được nấu chín hoàn toàn và không còn màu hồng, đỏ.
    • Thực phẩm ở dạng lỏng và thức ăn lạnh phải đun sôi lại trước khi cho trẻ ăn.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách:
    • Không để thực phẩm ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
    • Thực phẩm dễ hư hỏng và cần nấu chín không được bảo quản dưới 5 độ C.
    • Thức ăn đã nấu chín phải được giữ ở nhiệt độ trên 60 độ trước khi cho trẻ ăn.
    • Tránh bảo quản thức ăn quá lâu, thậm chí trong tủ lạnh.
  • Sử dụng thực phẩm an toàn và nguồn nước sạch:
    • Sử dụng thực phẩm tươi sống và chất lượng, được kiểm định an toàn.
    • Thực phẩm đã chế biến sẵn phải ở dạng tiệt trùng.
    • Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm.

Cuối cùng, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non.

Làm Sao Để Nhân Viên Cấp Dưỡng Có Thể Đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Trẻ

Quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm cho trẻ mầm non

Khi xác định trẻ bị ngộ độc thực phẩm, hãy thực hiện hay quy trình 3 bước sau:

Bước 1: Xác định ngộ độc và gọi cấp cứu

  • Giáo viên báo cáo Ban Giám hiệu và ngưng ngay thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc.
  • Tổ trưởng cấp dưỡng lưu các mẫu thực phẩm, tuyệt đối không vứt đi ngay mà phải lưu giữ để các y bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc.
  • Gọi cấp cứu 115, công an 113, bảo vệ bảo vệ hiện trường, nhân viên y tế sơ cứu và chuyển viện.
  • Ban Giám hiệu hỗ trợ y tế và phân công công tác cấp cứu.

Bước 2: Chuyển các cháu đến bệnh viện

  • Giáo viên, bảo mẫu cần theo trẻ lên bệnh viện và ngay lập tức liên hệ phụ huynh
  • Nhân viên y tế phân loại bệnh và sơ cấp cứu.

Bước 3: Trách nhiệm của cơ quan đơn vị

  • Lập danh sách cháu chuyển viện và theo dõi sau ngộ độc.
  • Ban Giám Hiệu ổn định trường lớp, thông báo trung thực, và gửi mẫu thực phẩm cho các cơ quan có chức năng.
  • Cấp dưỡng rà soát quy trình chế biến thực phẩm và kiểm tra tình trạng sức khỏe của nhân viên xem có thể họ đang có bệnh hay không.
  • Họp giữa ban lãnh đạo, công đoàn và đại diện bếp ăn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh quy trình phục vụ ăn uống.

Học kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở đâu?

Việc bắt buộc phải có chứng chỉ cấp dưỡng mầm non đối với các cấp dưỡng đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non là nhằm đảm bảo được các cấp dưỡng hoàn toàn có đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non. Tham khảo ngay các khóa học chứng chỉ bảo mẫu và cấp dưỡng mầm non tại OVTAC để bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện hồ sơ năng lực, đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định một cách nhanh nhất có thể.

Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC

Kết luận

Với những nguyên tắc và quy trình nêu trên. Mong rằng các bảo mẫu, giáo viên và đặc biệt là các cấp dưỡng mầm non phải đặc biệt lưu ý tới vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon mỗi ngày và phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.  Đừng quên gọi ngay tới số HOTLINE 0933.254.122 để được tư vấn nhanh chóng vè các khóa học ngắn hạn mầm non nhé.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com