Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao – Ôn thi nhanh chóng

Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao – Ôn thi nhanh chóng

Chứng Chỉ Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Nâng Cao OVTAC

CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO LÀ GÌ?

chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao là chứng chỉ tin học được đào tạo theo yêu cầu của Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) nâng cao, quy định tại Thông tư 03/2014/TT-TTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Để đạt được chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao, ứng viên cần phải có chứng chỉ tin học cơ bản trước đó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được cấp Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao nếu bạn đã có chứng chỉ ứngng dụng CNTT cơ bản, đồng thời hoàn thành thêm 3 trong 9 mô đun nâng cao.

CÁC ĐƠN VỊ CUNG CẤP CHỨNG CHỈ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO

Tính đến nay, đã có 176 đơn vị giáo dục đào tạo chứng chỉ công nghệ thông tin nâng cao được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao theo Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT.

Ngoài việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản. Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trong những đơn vị trong danh sách được phép tổ chức thi chứng chỉ công nghệ thông tin nâng cao theo quy định.

Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Nâng Cao
Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao

NỘI DUNG THI CHỨNG CHỈ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO ?

Học viên sau khi đăng ký thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sẽ ôn và thi những nội dung bên dưới:

MÔ ĐUN 7: XỬ LÝ VĂN BẢN NÂNG CAO (IU7)

Soạn thảo văn bản là hoạt động không thể thiếu trong công việc văn phòng, đặc biệt là đối với những nhân viên làm việc trong các văn phòng tại Việt Nam. Để nâng cao chất lượng công việc, việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản là một yếu tố quan trọng đối với chuyên viên văn phòng, đặc biệt là khi họ cần thể hiện kỹ năng cao cấp trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Yêu cầu về kỹ năng “Xử lý văn bản nâng cao” trong chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao nhằm mục tiêu đưa ra kiến thức nâng cao mà thí sinh cần đạt được để có khả năng soạn thảo văn bản một cách hiệu quả. Nội dung của mô đun này bao gồm các kiến thức và kỹ năng cũng như hướng dẫn tham khảo giúp thí sinh nắm bắt được những khía cạnh quan trọng. Điều này giúp họ tự tin khi tham gia kiểm tra lý thuyết và thực hành, từ đó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Mô đun xử lý văn bản nâng cao và đạt chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao

I. Yêu cầu kiến thức xử lý văn bản nâng cao:

Để đạt được Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin Nâng cao với Mô đun xử lý văn bản nâng cao (IU07), thí sinh cần nắm vững các kiến thức cao cấp trong việc xử lý văn bản bằng Microsoft Word 2010. Dưới đây là một số kiến thức chính mà họ cần đạt được:

  • Thiết lập môi trường làm việc trong Microsoft Word 2010.
  • Định dạng văn bản.
  • Thực hiện tham chiếu và liên kết dữ liệu trong văn bản.
  • Nắm được kiến thức về trường dữ liệu và biểu mẫu trong văn bản.
  • Nắm được kiến thức để biên tập tài liệu trong chế độ cộng tác.
  • Thiết lập các định dạng để in tài liệu.
  • Tương ứng với mỗi phần kiến thức nắm được, thí sinh sẽ phải thực hiện phần thi thực hành để đạt được kỹ năng theo yêu cầu của từng phần kiến thức.

II. Nội dung chi tiết kiến thức về xử lý văn bản nâng cao:

1.Thiết đặt môi trường làm việc tối ưu trong Microsoft Word 2010
1.1.Lựa chọn chế độ và thiết đặt phù hợp
1.1.1.Thay đổi các thiết đặt (setting) có sẵn để tạo lập môi trường làm việc phù hợp với công việc.
1.1.2.Đặt các chế độ kiểm tra chính tả theo yêu cầu.
1.1.3.Tạo, biên tập, chèn, xóa các mục văn bản tự động (autotext).
1.2.Áp dụng mẫu
1.2.1.Khái niệm mẫu (template) và cách áp dụng mẫu cho văn bản.
1.2.2.Tìm và áp dụng mẫu có sẵn.
1.2.3.Tạo và lưu mẫu mới.
2.Định dạng văn bản nâng cao trong Microsoft Word 2010
2.1.Văn bản
2.1.1.Cuộn văn bản (text wrapping) cho bảng và các khung minh họa (tranh, ảnh, biểu đồ, hình đồ họa).
2.1.2.Tìm và thay thế định dạng phông, đoạn, dấu đoạn, ngắt trang. Sử dụng các bút vẽ định dạng (format painter).
2.1.3.Thực hiện việc dán đặc biệt (paste special): văn bản được định dạng, văn bản không định dạng.
2.1.4.Áp dụng các phong cách, hiệu ứng văn bản như chữ nghệ thuật (wordart), bóng, làm mờ, thêm/bỏ nền mờ (watermark).
2.1.5.Áp dụng các lựa chọn định dạng văn bản tự động.
2.2.Đoạn
2.2.1.Đặt cách dòng trong một đoạn: tối thiểu, chính xác, cố định, bội, theo tỉ lệ.
2.2.2.Áp dụng và loại bỏ các lựa chọn đánh số nhiều mức trong đoạn.
2.2.3.Tạo, thay đổi và cập nhật kiểu dáng (style) ký tự, kiểu dáng đoạn.
2.3.Cột
2.3.1.Trình bày văn bản thành nhiều cột. Thay đổi số cột, chèn, xóa một dấu ngắt cột.
2.3.2.Thay đổi độ rộng cột, thêm/loại bỏ đường ngăn giữa các cột.
2.4.Bảng
2.4.1.Áp dụng định dạng tự động bảng, kiểu dáng bảng.
2.4.2.Ghép, tách các ô trong một bảng.
2.4.3.Thay đổi lề, căn lề, đổi hướng văn bản trong một ô.
2.4.4.Lặp lại tự động các dòng tiêu đề (tên các cột) của bảng ở đầu mỗi trang.
2.4.5.Cho phép hoặc không cho phép cắt dòng khi sang trang.
2.4.6.Sắp xếp dữ liệu theo một cột, theo nhiều cột đồng thời.
2.4.7.Chuyển đổi văn bản thành bảng và ngược lại.
2.4.8.Nhúng một tệp bảng tính vào văn bản. Sử dụng các tính năng tính toán, biểu đồ của bảng tính cho tệp nhúng này.
3.Tham chiếu và liên kết trong Microsoft Word 2010
3.1.Tiêu đề, chân trang, chân bài
3.1.1.Thêm, xóa tiêu đề (caption) cho hình minh họa, cho bảng, hộp văn bản. Thêm, xóa nhãn tiêu đề; thay đổi định dạng đánh số tiêu đề.
3.1.2.Chuyển đổi chân trang thành chân bài và ngược lại.
3.2.Mục lục và chỉ mục
3.2.1.Tạo và cập nhật Mục lục tự động dựa vào phong cách và định dạng các đề mục.
3.2.2.Tạo và cập nhật danh mục hình vẽ dựa vào phong cách và định dạng.
3.2.3.Đánh dấu/xóa dấu chỉ mục: chỉ mục chính, chỉ mục con. Tạo, cập nhật chỉ mục dựa trên các mục được đánh dấu.
3.3.Đánh dấu, tham chiếu
3.3.1.Thêm, xóa các điểm đánh dấu văn bản (bookmark).
3.3.2.Thêm xóa tham chiếu đến: các nội dung được đánh số, đề mục, bookmark, hình vẽ, bảng, mục chỉ mục.
3.4.Kết nối, nhúng dữ liệu
3.4.1.Chèn, sửa, xóa một siêu liên kết trong văn bản.
3.4.2.Liên kết dữ liệu từ một tài liệu, một ứng dụng và hiển thị như một đối tượng, biểu tượng trong văn bản.
3.4.3.Cập nhật, xóa bỏ liên kết.
3.4.4.Nhúng dữ liệu vào tài liệu như một đối tượng.
3.4.5.Biên tập, xóa dữ liệu nhúng.
4.Trường và biểu mẫu trong Microsoft Word 2010
4.1.Trường văn bản
4.1.1.Chức năng và cách tạo trường (field) trong văn bản.
4.1.2.Thêm và xóa các trường.
4.1.3.Đặt tên, thay đổi định dạng trường.
4.1.4.Khóa/mở khóa, cập nhật một trường.
4.2.Biểu mẫu văn bản
4.2.1.Chức năng và cách dùng biểu mẫu (form).
4.2.2.Tạo, thay đổi một biểu mẫu bằng cách thay đổi thuộc tính của các trường như trường văn bản, hộp kiểm (check box), danh mục kéo xuống.
4.2.2.Thêm hướng dẫn cho một trường trong biểu mẫu (hiện trên thanh công cụ, kích hoạt bằng phím tắt).
4.2.3.Đặt/hủy chế độ bảo vệ đối với một biểu mẫu.
4.3.Phối thư/Phối ghép văn bản (Merge)
4.3.1.Tạo một tài liệu chính và các trường của nó. Tạo danh sách tệp và đặt tên cho các tệp để ghép vào văn bản.
4.3.2.Biên tập, sắp xếp một danh mục người nhận.
4.3.3.Chèn các trường điều kiện.
4.3.4.Phối một tài liệu vào một danh mục người nhận theo điều kiện và tiêu chuẩn đã chọn.
4.3.5.Thực hiện phối ghép văn bản và xem kết quả,phối ghép văn bản.
5.Biên tập văn bản trong chế độ cộng tác của Microsoft Word 2010
5.1.Lần vết và rà soát
5.1.1.Bật, tắt chế độ lần vết. Cách lần vết các thay đổi của văn bản.
5.1.2.Chấp nhận, từ chối các thay đổi trong văn bản.
5.1.3.Chèn, biên tập, xóa, cho hiện, ẩn các nhận xét hoặc ghi chú.
5.1.4.So sánh và trộn các phiên bản khác nhau của văn bản.
5.2.Tài liệu chủ
5.2.1.Khái niệm tài liệu chủ (master document), tài liệu con. Tạo một tài liệu chủ mới bằng cách tạo các tài liệu con theo các đề mục.
5.2.2.Thêm, bớt  một tài liệu con cho tài liệu chủ.
5.3.Bảo vệ tài liệu
5.3.1.Gắn/gỡ bỏ mật khẩu cho việc mở, thay đổi một văn bản.
5.3.2.Bảo vệ một văn bản bằng cách chỉ cho phép nhận xét và sử dụng tính năng lần vết các thay đổi.
6.Cahuẩn bị việc in ấn trong Microsoft Word 2010
6.1.Phân đoạn (section)
6.1.1.Tạo, thay đổi, xóa các dấu phân đoạn trong văn bản.
6.1.2.Thay đổi hướng trang, căn lề dọc, đặt lề cho phân đoạn
6.1.3.Áp dụng các đầu trang, cuối trang khác nhau cho mỗi phân đoạn, cho trang đầu, trang chẵn, trang lẻ.

MÔ ĐUN 8: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH NÂNG CAO (IU8)

Hiện nay, Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao đòi hỏi sự thành thạo trong việc sử dụng phần mềm bảng tính, một công cụ quan trọng không chỉ trong công tác văn phòng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như phân tích tài chính, kế toán, thống kê, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết về việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bảng tính nâng cao đối với những chuyên viên văn phòng, nhằm thể hiện kỹ năng cao cấp về Công nghệ Thông tin. Yêu cầu kỹ năng “Sử dụng Bảng tính nâng cao” nhằm đưa ra các kiến thức nâng cao mà thí sinh cần đạt để có thể thực hiện tốt việc sử dụng bảng tính. Nội dung của mô đun này bao gồm các kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn tham khảo giúp thí sinh nắm bắt được những khía cạnh quan trọng. Điều này giúp họ tự tin khi tham gia kiểm tra lý thuyết và thực hành, từ đó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao.

I. Yêu cầu kiến thức sử dụng Bảng tính nâng cao

Để có thể tham gia kỳ thi Chứng chỉ Ứng dụng Công nghệ Thông tin Nâng cao với Mô đun sử dụng Bảng tính nâng cao (IU08), thí sinh cần phải nắm vững các kiến thức cao cấp trong việc sử dụng bảng tính của Microsoft Excel 2010. Dưới đây là một số kiến thức quan trọng mà họ cần đạt được:

  • Các kiến thức về thiết lập môi trường làm việc tối ưu trong bảng tính với Microsoft Excel 2010.
  • Các kiến thức về khai thác bảng tính và bảo mật với bảng tính.
  • Các kiến thức về hàm trong bảng tính.
  • Các kiến thức cơ bản về biểu đồ.
  • Các kiến thức liên quan đến khai thác và làm việc với cơ sở dữ liệu như sắp xếp, trích lọc, …
  • Thực hiện các tính toán cơ bản.
  • Khai thác và quản lý dữ liệu.
  • Cài đặt để làm việc tối ưu.
  • Bảo mật và chia sẻ dữ liệu.

II. Nội dung chi tiết kiến thức về sử dụng Bảng tính nâng cao

1.Thiết lập môi trường làm việc tối ưu với Microsoft Excel 2010
1.1.Thiết lập bảng tính, các thuộc tính của bảng tính
1.1.1.Thiết lập lại thanh công cụ, các tùy chọn tính toán, các nhóm lệnh.
1.1.2.Xem và sửa đổi các thuộc tính của bảng tính.
1.1.3.Sử dụng một số phím và tổ hợp phím tắt trên bàn phím.
1.1.4.Chèn các trường vào đầu trang (header), cuối trang (footer).
1.1.5.Đặt các thuộc tính nâng cao (advanced).
1.2.Sử dụng mẫu
1.2.1.Khái niệm mẫu (template). Tạo bảng tính dựa trên mẫu đang có.
1.2.2.Thay đổi một mẫu.
1.2.3.Lưu bảng tính như một mẫu.
1.3.Bảo mật dữ liệu
1.3.1.Đặt, hủy mật khẩu bảo vệ khi mở, thay đổi trang tính; mật khẩu đối với ô, trang tính.
1.3.2.Che dấu (hide), bỏ che dấu các công thức.
2.Thao tác bảng tính với Microsoft Excel 2010
2.1.Ô và vùng ô
2.1.1.Áp dụng tự động định dạng, kiểu cách (style) cho một vùng (range) các ô.
2.1.2.Định dạng có điều kiện theo nội dung ô.
2.1.3.Tạo, áp dụng các định dạng số theo yêu cầu.
2.1.4.Đặt, thay đổi, xóa tên cho các vùng ô. Sử dụng các vùng có tên trong một hàm.
2.2.Trang tính
2.2.1.Chia tách một cửa sổ. Di chuyển, loại bỏ các  thanh chia tách.
2.2.2.Thiết lập chế độ ẩn hiện các dòng cột của trang tính.
2.2.3.Các lựa chọn dán đặc biệt (paste special) khác nhau.
2.3.Hàm và công thức
2.3.1.Sử dụng các hàm toán học, thống kê, thời gian, tài chính, văn bản, cơ sở dữ liệu.
2.3.2.Tìm và sửa lỗi trong hàm.
2.3.3.Sử dụng mảng trong hàm.
2.3.4.Sử dụng các hàm kiểm tra (ví dụ: vlookup, hlookup).
2.3.5.Tạo các hàm lồng nhau hai mức.
2.3.6.Sử dụng tham chiếu 3 chiều bên trong hàm sum.
2.3.7.Sử dụng các tham chiếu hỗn hợp trong các công thức.
2.4.Biểu đồ
2.4.1.Tạo biểu đồ kết hợp dạng cột và dạng đường.
2.4.2.Thêm trục thứ 2 vào biểu đồ.
2.4.3.Thay đổi kiểu biểu đồ (trên cùng tập dữ liệu).
2.4.4.Thêm, xóa tập dữ liệu trong một biểu đồ.
2.4.5.Thay đổi tỉ lệ trên các trục của biểu đồ.
2.4.6.Thay đổi đơn vị dữ liệu trên các trục mà không thay đổi dữ liệu nguồn.
2.4.7.Sử dụng mẫu biểu đồ và biểu đồ nhỏ trong ô tính.
2.5.Liên kết, nhúng và nạp dữ liệu từ ngoài
2.5.1.Nhập, sửa, hủy một siêu liên kết trong trang tính.
2.5.2.Liên kết dữ liệu bên trong một bảng tính, giữa các bảng tính, giữa bảng tính và các ứng dụng khác.
2.5.3.Cập nhật, hủy bỏ liên kết.
2.5.4.Nạp vào trang tính các dữ liệu từ tệp văn bản có đặt các dấu ngăn cách dữ liệu.
2.5.5.Nhập và xuất dữ liệu XML.
2.6.Phân tích dữ liệu
2.6.1.Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu tự động.
2.6.2.Bảng trụ xoay (pivot table). Tạo, thay đổi một bảng trụ xoay.
2.6.3.Thay đổi nguồn dữ liệu của bảng trụ xoay.
2.6.4.Lọc và phân lớp dữ liệu trong bảng trụ xoay.
2.7.Sắp xếp và lọc dữ liệu
2.7.1.Sắp xếp dữ liệu theo nhiều cột cùng lúc.
2.7.2.Tạo một danh sách theo yêu cầu và sắp xếp theo yêu cầu.
2.7.3.Lọc một danh sách (lọc tự động, lọc nâng cao).
2.7.4.Sử dụng các tính năng tính các tổng con tự động.
2.7.5.Mở rộng/thu hẹp các mức chi tiết của danh sách liệt kê.
2.8.Kiểm tra sự hợp thức của dữ liệu
2.8.1.Khái niệm kiểm tra sự hợp thức (validating). Đặt, sửa tiêu chí để kiểm tra các dữ liệu nhập vào một vùng ô.
2.8.2.Đưa vào các thông báo và cảnh báo lỗi.
2.8.3.Hiển thị tất cả các công thức đã áp dụng trong trang tính (không xem giá trị).
3.Biên tập và lần vết với Microsoft Excel 2010
3.1.Ghi chú, nhận xét, thay đổi (sửa, xóa) nội dung trang tính
3.1.1.Thêm, sửa chữa, xóa bỏ các nhận xét (comment), ghi chú (notes).
3.1.2.Thiết lập chế độ hiện/ẩn các nhận xét, ghi chú.
3.1.3.Chấp nhận, từ chối các thay đổi trong trang tính.
3.2.Lần vết các thay đổi đối với bảng tính
3.2.1.Bật, tắt việc ghi vết thay đổi. Lần vết các thay đổi trong một bảng tính.
3.2.2.So sánh và trộn các trang tính.

MÔ ĐUN 9: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO (IU9)

Hiện nay, việc sử dụng phần mềm trình chiếu đã trở nên phổ biến để hỗ trợ trình bày thông tin, thường thông qua việc tạo và chiếu các slide. Điều này mang lại linh hoạt trong việc định dạng văn bản, điều chỉnh đồ họa và trình bày nội dung một cách rõ ràng khi thực hiện trình chiếu. Phát triển kỹ năng sử dụng trình chiếu nâng cao ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với những chuyên viên văn phòng cần thể hiện sự thành thạo với Công nghệ Thông tin. Mô đun này là một phần trong việc đạt chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao.

Yêu cầu về kỹ năng “sử dụng trình chiếu nâng cao” trong chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao đặt ra mục tiêu cho việc đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả. Nội dung bao gồm kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn tham khảo, giúp thí sinh nắm vững những khía cạnh này. Điều này sẽ giúp họ tự tin khi tham gia kiểm tra lý thuyết và thực hành, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Mô đun Sử dụng Trình chiếu nâng cao để có thể góp phần vào việc đạt chứng chỉ công nghệ thông tin nâng cao.

I. Yêu cầu kiến thức sử dụng Trình chiếu nâng cao:

Để tham gia kỳ thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao với Mô đun sử dụng Trình chiếu nâng cao (IU09), thí sinh cần đạt được kiến thức cao cấp liên quan đến việc sử dụng Microsoft PowerPoint 2010. Dưới đây là một số kiến thức chính:

  • Nắm vững các khái niệm về thiết kế và xây dựng trình chiếu trong Microsoft PowerPoint 2010.
  • Hiểu rõ về định dạng đối tượng đồ họa, đặc biệt là hình ảnh, trong phần mềm trình chiếu.
  • Thạo các kỹ thuật xử lý các đối tượng đồ họa khác nhau trong trình chiếu.
  • Sử dụng đồ thị và sơ đồ một cách hiệu quả trong bài trình chiếu.
  • Hiểu về tính năng đa phương tiện, bao gồm âm thanh, đoạn phim và hoạt hình trong trang trình chiếu.
  • Có kỹ năng liên quan đến liên kết, nhúng, nhập và xuất các trang trình chiếu.
  • Quản lý bản trình chiếu một cách hiệu quả để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.
  • Thiết kế nội dung và hình thức bài trình chiếu sao cho mang lại hiệu quả cao.
  • Tạo trang trình chiếu chủ (master) hoặc mẫu (template) để tiết kiệm thời gian và duy trì đồng nhất.
  • Làm việc thành thạo với đối tượng đồ họa như hình ảnh, đồ thị, và sơ đồ, cũng như với các đối tượng đa phương tiện như âm thanh, đoạn phim, và hoạt hình.

II. Nội dung chi tiết kiến thức về sử dụng Trình chiếu nâng cao

1.Lập kế hoạch cho việc trình chiếu trong Microsoft Powerpoint 2010
1.1.Tìm hiểu về bối cảnh trình chiếu
1.1.1.Khái niệm về người nghe, vị trí diễn giả, ánh sáng, trang thiết bị trình chiếu.
1.2.Thiết kế nội dung và hình thức bài trình bày hiệu quả
1.2.1.Xây dựng dàn bài (outline) trình chiếu hợp lý, dự kiến các điểm nhấn mạnh, các hiệu ứng sẽ sử dụng.
1.2.1.Phân bố thời gian cho từng mục nội dung, cho mỗi trang chiếu.
1.2.2.Vai trò của việc dùng đồ họa kết hợp với văn bản và mức độ chi tiết khi sử dụng đồ họa.
1.2.3.Tầm quan trọng của việc tạo các hiệu ứng thị giác (dùng mẫu thiết kế nhất quán, độ tương phản màu hợp lý).
1.2.4.Hiệu quả của việc chọn cỡ, phông chữ, dáng chữ, màu. Tiết chế sử dụng hiệu ứng động hoặc hiệu ứng chuyển trang.
2.Trang thuyết trình chủ và các mẫu trong Microsoft Powerpoint 2010
2.1.Trang thuyết trình chủ (trang chủ)
2.1.1.Sử dụng một trang thuyết trình chủ (master slide) mới, tiêu đề chủ mới cho bài trình chiếu.
2.1.2.Biên tập phần trình bày của trang chủ: phông chữ, định dạng đánh dấu đầu dòng (bullet), màu nền, hiệu ứng, khung (placeholder) trong trình bày trang chủ.
2.2.Mẫu
2.2.1.Sử dụng mẫu (template) đang có và tạo mẫu mới.
2.2.2.Sửa đổi thiết kế nền (theme) cho mẫu đang dùng.
3.Các đối tượng đồ họa trong Microsoft Powerpoint 2010
3.1.Định dạng các đối tượng đồ họa, tranh ảnh
3.1.1.Áp dụng các hiệu ứng cao cấp cho đối tượng đồ họa như tạo nền, trong suốt, 3D.
3.1.2.Lấy và áp dụng định dạng của một đối tượng đồ họa cho đối tượng đồ họa khác. Thay đổi định dạng ngầm định cho đối tượng đồ họa mới.
3.1.3.Chỉnh sửa độ chói và độ tương phản; thay đổi màu, khôi phục màu gốc; sử dụng định dạng khác nhau.
3.2.Xử lý các đối tượng đồ họa
3.2.1.Thiết lập chế độ hiện/ẩn các thước, lưới và thông tin chỉ dẫn; đặt/thôi đặt đối tượng trên nền lưới; định vị đối tượng đồ họa vào trang chiếu nhờ các tọa độ ngang, dọc; sắp đặt đối tượng đồ họa theo hướng ngang/dọc của trang chiếu; hiện/ẩn các hình nền trong trang chiếu.
3.2.2.Sao chép, thu phóng đối tượng đồ họa; lưu đối tượng đồ họa theo kiểu tệp .bmp, .gif, .jpeg, .png.
3.2.3.Chuyển đổi ảnh thành đối tượng vẽ và biên tập nó.
3.3.Sử dụng đồ thị, sơ đồ
3.3.1.Định dạng tiêu đề, ghi chú, nhãn (dữ liệu, trục); thay đổi kiểu đồ thị cho tập dữ liệu xác định; thay đổi cách bố trí, sắp xếp các cột, thanh trong một đồ thị.
3.3.2.Định dạng cột, thanh, các giới hạn để  in/hiển thị một ảnh;  thay đổi tỉ lệ trên các trục: cực tiểu – cực đại (min-max), khoảng đánh dấu và hiện số.
3.3.3.Tạo đồ thị bằng các công cụ có sẵn.
3.3.4.Thêm, di chuyển, xóa các bóng trên đồ thị; thêm, di chuyển, xóa các ký hiệu kết nối  trên sơ đồ khối.
3.4.Đa phương tiện trong trang chiếu: âm thanh, đoạn phim, hoạt hình
3.4.1.Chèn đoạn phim (video clip), ảnh, âm thanh.
4.2.1.Cài đặt và thay đổi hiệu ứng hoạt hình, trình tự xuất hiện.
4.2.2.Thay đổi trình tự xuất hiện các phần tử của một đồ thị.
4.Liên kết, nhúng, nhập/xuất các trang chiếu, bản trình chiếu trong Microsoft Powerpoint 2010
4.1.Liên kết, nhúng
4.1.1.Nhập, biên tập, xóa siêu liên kết trong bài trình chiếu. Chèn một nút thao tác (action button); thay đổi thiết đặt để chuyển đến các trang chiếu, bản trình chiếu, têp, địa chỉ URL cho trước.
4.1.2.Tạo, cập nhật, xóa liên kết dữ liệu vào trong trang chiếu và thể hiện liên kết này như một đối tượng, biểu tượng; nhập ảnh từ một tệp qua liên kết đến tệp đó.
4.1.3.Nhúng dữ liệu vào trang chiếu và thể hiện nó như một đối tượng; biết cách biên tập, xóa dữ liệu nhúng.
4.2.Nhập, xuất
4.2.1.Trộn các trang chiếu, cả một bản trình chiếu, văn bản liệt kê tóm tắt vào bản trình chiếu hiện tại.
4.2.2.Lưu các trang chiếu thành các tệp dạng gif, jpeg, bmp.
5.Quản lý các bản trình chiếu trong Microsoft Powerpoint 2010
5.1.Trình chiếu theo yêu cầu
5.1.1.Tạo, đặt tên, thể hiện một bản trình chiếu theo yêu cầu.
5.1.2.Sao chép, biên tập, xóa một bản trình chiếu theo yêu cầu.
5.2.Thiết lập cách thức trình bày
5.2.1.Cài đặt/hủy cài đặt về thời gian cho việc chuyển các trang chiếu.
5.2.2.Thay đổi các cách thức trình chiếu (trình chiếu lặp quay vòng liên tiếp các trang chiếu; chuyển trang bằng tay hoặc theo thời gian định sẵn; kích hoạt hoạt hình).
5.3.Kiểm soát việc chiếu các trang
5.3.1.Thêm, sửa ghi chú khi trình bày.
5.3.2.Thể hiện màn hình đen hoặctrắng khi trình chiếu; tạm ngừng, khởi động trở lại, kết thúc trình chiếu.

Xem thêm:
Thi chứng chỉ tin học IC3 – Ôn thi cấp tốc
Thi chứng chỉ tin học MOS – Ôn thi nhanh chóng
Thi chứng chỉ CNTT cơ bản – Ôn thi cấp tốc

ĐĂNG KÝ THI CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) NÂNG CAO Ở ĐÂU? LỆ PHÍ THI?

Để thi chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bạn có thể đến để đăng ký trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh OVTAC hoặc liên hệ trực tiếp qua số HOTLINE 028.66.884.425 để được tư vấn và hướng dẫn thông tin nhanh chóng và cụ thể về lịch thi và lệ phí thi chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com