Thực trạng giáo dục mầm non hiện nay tại Việt Nam

Thực trạng giáo dục mầm non hiện nay tại Việt Nam

Thực Trạng Giáo Dục Mầm Non Hiện Nay Tại Việt Nam

Hiện tại ngành mầm non ở Việt Nam đang chăm sóc hơn 5 triệu trẻ em, có thể thấy ngành mầm non ở Việt Nam tương đối hiệu quả trong việc chăm sóc, ươm mầm những tài năng tương lai của đất nước, tuy nhiên vẫn còn đâu đó những hạn chế trong ngành.

Vậy thực trạng giáo dục mầm non hiện nay tại Việt Nam ra sao? Những vấn đề tồn đọng là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây được tổng hợp bởi OVTAC nhé.

Các loại hình giáo dục mầm non hiện nay:

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 loại hình trường mầm non chính bao gồm:

Trường mầm non công lập:

Trường mầm non công lập là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục ở nước ta, được cấp kinh phí xây dựng và hoạt động bởi chính phủ, với vai trò đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng từ giai đoạn sớm nhất của cuộc sống. Dưới đây là một số điểm nổi bật của trường mầm non công lập:

Chương trình giáo dục chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường mầm non công lập áp dụng chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo rằng trẻ em được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện.

Tiếp cận dễ dàng cho mọi đối tượng: Với việc thuộc về hệ thống công lập, trường mầm non này thường có học phí thấp hơn so với các trường tư thục hoặc quốc tế, giúp mọi gia đình đều có thể tiếp cận được giáo dục chất lượng mà không gánh nặng tài chính quá lớn.

Trường Mầm Non Công Lập

Trường mầm non dân lập:

Trường mầm non dân lập được thành lập bởi tổ chức hoặc cá nhân với hình thức tự thu tự chi, mặc dù có nhược điểm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và giúp giảm áp lực về nhu cầu giáo dục trẻ em trong khu vực. 

Mức học phí ở các trường này thường phù hợp với thu nhập của đa số gia đình, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội tiếp cận giáo dục mầm non mà không gánh nặng về chi phí quá lớn, thường dao động từ 1 – 2 triệu đồng một tháng.

Trường mầm non tư thục:

Các trường mầm non tư thục thường được xây dựng, thành lập và phát triển bởi các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài. Đặc điểm của các trường này là sự kết hợp giữa chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các chương trình ngoại khoá và kỹ năng sống hữu ích cho trẻ.

Với mức đầu tư cao hơn vào cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và trình độ của giáo viên, các trường tư thục thường có mức học phí cao hơn, thường khoảng từ 4.000.000 VNĐ/tháng trở lên. Điều này giúp đảm bảo rằng trẻ được hưởng môi trường học tập chất lượng và đa dạng, cùng với sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ giáo viên và nhà trường.

Thông thường còn có 2 loại hình trường mầm non nữa là trường mầm non song ngữ và trường mầm non quốc tế và 2 loại hình hình này hầu hết cũng là trường mầm non tư nhân.

Xem thêm:
Tìm hiểu sự khác nhau giữa trường mầm non, mẫu giáo và nhà trẻ – OVTAC

Qui định về độ tuổi mầm non hiện nay

Theo quy định của Bộ Giáo dục thì độ tuổi của các cấp mầm non được quy định như sau:

Đối với nhà trẻ:
Theo Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trẻ là cơ sở giáo dục nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng (3 tuổi). Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ tại nhà trẻ được quy định như sau:

  • Nhóm trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi: 15 trẻ
  • Nhóm trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ
  • Nhóm trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ

Đối với trường mẫu giáo:

Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục được quyền nhận và chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

  • Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Lớp mầm): 25 trẻ
  • Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi (Lớp chồi): 30 trẻ
  • Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi (Lớp lá): 35 trẻ

Đối với trường mầm non:

Trường mầm non kết hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo có thể nhận cả hai nhóm trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi và từ 3 đến 6 tuổi. Điều đó phép trường cung cấp một môi trường giáo dục toàn diện và phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ trong các độ tuổi khác nhau. 

Quy Định Về Độ Tuổi Mầm Non Hiện Nay

Thực trạng giáo dục mầm non hiện nay tại Việt Nam – Những vấn đề tồn đọng

Mặc dù ngành mầm non hoạt động tương đối ổn định so với các cấp giáo dục khác tuy nhiên không thể tránh khỏi những vấn đề còn tồn đọng:

Thực Trạng Giáo Dục Mầm Non Hiện Nay Tại Việt Nam Những Vấn Đề Tồn Đọng

Có tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, bảo mẫu mầm non

Thông tin từ Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho biết rằng cả nước hiện có tổng cộng 15.334 cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non. Số trẻ mầm non được đến trường và được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non là hơn 5 triệu trẻ em. 

Tuy nhiên, chỉ có 18 tỉnh/thành phố trên tổng số 63 đạt và vượt chỉ tiêu về huy động trẻ đến năm 2025. Điều này cho thấy còn nhiều công việc cần được thực hiện để đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận giáo dục mầm non và phát triển toàn diện từ giai đoạn sớm nhất của cuộc sống. (Theo Tạp chí Điện tử Việt Nam)

Toàn quốc có 99,1% trẻ mầm non tham gia học 2 buổi/ngày. Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, thừa cân béo phì được kiểm soát. Trẻ được chuẩn bị sẵn sàng cho lớp 1 với cải thiện về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng xã hội. Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ khuyết tật được quan tâm và can thiệp sớm. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao. Trẻ dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi nhập học lớp 1.

Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực về số lượng trẻ ở cấp mầm non như trên thì Giáo dục mầm non vẫn đối diện với nhiều khó khăn và vướng mắc. Năm học 2022-2023, cả nước thiếu hơn 51.300 giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục công lập, gây áp lực và nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, hạn chế chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tiền lương và chính sách của giáo viên mầm non cũng rất thấp.

Bên cạnh đó mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, đặc biệt là ở vùng núi cao, dân tộc thiểu số, khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc. Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học ở cấp mầm non vẫn còn thiếu, cũ và hỏng nhiều, chưa đáp ứng đúng yêu cầu dạy học.

(Theo Tạp Chí Điện Tử Việt Nam VNEconomy)

Xem thêm:
Top 5 những Khó khăn của nghề Bảo mẫu mầm non
Top 5 tiêu chí để trở thành một bảo mẫu mầm non giỏi.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non cho các bảo mẫu – OVTAC

Mức lương của các bảo mẫu, cấp dưỡng, giáo viên mầm non quá thấp

Hiện nay, mức lương của các  bảo mẫu, cấp dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng, mức này được xem là tương đối thấp so với các công việc khác.

Đáng chú ý, với khối lượng công việc cao, thời gian nhiều, sự căng thẳng thì mức thu nhập này thường chưa được tương xứng. Tuy nhiên, vì tỷ lệ cạnh tranh và thất nghiệp trong ngành này khá cao, rất nhiều Bảo mẫu, Cấp dưỡng vẫn chấp nhận điều kiện này trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, nếu các bảo mẫu, giáo viên mầm non có năng lực tốt thì có thể vào làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, nơi mà có chế độ lương tốt hơn rất nhiều với mức dao động từ 7 – 12 triệu đồng.

Mức Lương Của Các Bảo Mẫu Cấp Dưỡng Giáo Viên Mầm Non Qua Thấp

Các bảo mẫu, cấp dưỡng, giáo viên mầm non thiếu chứng chỉ hành nghề

Mặc dù có quy định về việc khi hành nghề bảo mẫu, cấp dưỡng phải bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ tương đương (chứng chỉ bảo mẫu, chứng chỉ cấp dưỡng), tuy nhiên hiện nay rất nhiều cơ sở mầm non vẫn tuyển dụng các giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng chưa có chứng chỉ vào công tác. Điều này gây nên sự thiếu chuyên môn dẫn tới không đảm bảo chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Xem thêm:
Chứng chỉ bảo mẫu – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non – Đào tạo chứng chỉ ngắn hạn tại TPHCM – OVTAC
Khóa học chứng chỉ quản lý trường mầm non – OVTAC

Đề xuất một số giải pháp trong ngành mầm non hiện nay

Sau đây là một số Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non:

  1. Đổi mới công tác quản lý trong giáo dục mầm non để tăng tính hiệu quả.
  2. Tăng cường quản lý và chỉ đạo tổng thể đối với mầm non như các cấp học khác, bao gồm đầu tư vào cơ sở vật chất và tiền lương cho giáo viên.
  3. Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt và đam mê nghề.
  4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non và phối hợp quản lý mầm non giữa các cấp và ngành.
  5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý.
  6. Đầu tư vào cơ sở vật chất phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phù hợp với điều kiện từng vùng miền.
  7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục mầm non, bằng cách thu hút vốn đầu tư ngoại quốc và liên kết với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu và phát triển.
Đề Xuất Một Số Giải Pháp Trong Ngành Mầm Non Hiện Nay

Kết luận

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù ngành mầm non có nhiều thành công trong ngành khi đã giúp các gia đình Việt Nam chăm sóc, giáo dục con trẻ, tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số các hạn chế của ngành. Hy vọng qua bài viết trên mà OVTAC tổng hợp thì các bạn có thể có thêm góc nhìn về thực trạng giáo dục mầm non hiện nay tại Việt Nam và có định hướng phát triển nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai bạn nhé. Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có hai mặt, OVTAC tin rằng, với sự nhiệt huyết, yêu nghề, có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết, bạn vẫn có thể phát triển, thay đổi tịch cực trong công việc của mình cũng như ngành mình đã chọn. 

Đừng quên liên hệ ngay tới OVTAC qua số HOTLINE 0933.254.122 để được nhận tư vấn nhanh chóng về các khóa học chứng chỉ ngắn hạn mầm non nhé.

Liên hệ đăng ký học

       

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ - HƯỚNG NGHIỆP ONLINE
☎️ Điện thoại/ Zalo: 0933.254.122
🌐 Thông tin chi tiết tại website: daotaochungchinganhan.com