1
|
Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính
|
1.1
|
Phần cứng: máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng
- Khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân. Phân biệt máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng.
- Khái niệm thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động, điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và công dụng của chúng.
- Thuật ngữ phần cứng máy tính, thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi. Các thiết bị ngoại vi chính: thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông. Kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính.
- Các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong. Các đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM). Các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ trong như KB, MB, GB. Đơn vị đo tốc độ truy cập của bộ nhớ trong như Hz, MHz, GHz.
- Các loại phương tiện lưu trữ chính: ổ đĩa cứng trong, ổ đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD, DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động. Các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như: bit, byte, KB, MB, GB, TB. Các đơn vị đo tốc độ quay của ổ cứng (rpm) và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ (bps). Khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tập tin trực tuyến.
- Các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: bàn phím, chuột, bi lăn (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), màn hình cảm ứng, cần điều khiển (joystick), máy ghi hình trực tiếp (webcam), máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô (micro), máy quét ảnh (scanner).
- Một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe.
- Các cổng thông dụng: cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng (USB), cổng mạng.
|
1.2
|
Phần mềm: phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm mã nguồn mở
- Khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm. Phân biệt hai loại phần mềm chính: phần mềm hệ thống (ví dụ: hệ điều hành) và phần mềm ứng dụng.
- Các chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng (ví dụ: Ubuntu, Linux, Windows, Mac OS).
- Chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính,...
- Khái quát cách thức và quá trình tạo ra phần mềm.
- Khái niệm phần mềm mã nguồn mở, phân biệt phần mềm thương mại và phần mềm mã nguồn mở. Tên và chức năng của một số phần mềm mã nguồn mở thông dụng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh.
|
1.3
|
Hiệu năng máy tính
- Khái niệm hiệu năng của máy tính: tốc độ bộ xử lý trung tâm (ví dụ: MHz, GHz), dung lượng RAM, tốc độ ổ cứng, vai trò của bộ xử lý đồ họa.
- Ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy và tác dụng của giải pháp đóng bớt các ứng dụng đó.
|
1.4
|
Mạng máy tính và truyền thông
- Khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính. Phân biệt mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN). Khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
- Khái niệm truyền dữ liệu trên mạng, tốc độ truyền và các số đo (ví dụ: bps, kbps, Mbps, Gbps).
- Khái niệm phương tiện truyền thông (media) và khái niệm băng thông (bandwidth). Các phương tiện truyền dẫn: có dây (ví dụ: cáp điện thoại, cáp đồng trục, cáp quang), không dây (ví dụ: sóng vô tuyến).
- Khái niệm mạng Internet, intranet, extranet.
- Khái niệm tải các nội dung từ mạng xuống (download) và tải các nội dung lên mạng (upload).
- Phân biệt giữa “dịch vụ kết nối Internet” (ví dụ: Dial-up, ADSL, FTTH) và “phương thức kết nối Internet” (ví dụ: bằng đường dây thoại, điện thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh).
|
2
|
Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT)
|
2.1
|
Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh
- Các dịch vụ Internet dành cho người dùng: thương mại điện tử (e-commerce), ngân hàng điện tử (e-banking), chính phủ điện tử (e-government).
- Khái niệm học trực tuyến (e-learning), đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, làm việc từ xa (teleworking), hội nghị trực tuyến (teleconference), một số ưu điểm và nhược điểm của các phương thức này.
|
2.2
|
Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông
- Thuật ngữ “thư điện tử” (e-mail) và công dụng của nó.
- Các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” (SMS) và “nhắn tin tức thời” (IM).
- Thuật ngữ “nói chuyện (đàm thoại) qua giao thức Internet” (VoIP – Voice over IP) và một số ứng dụng của nó.
- Các thuật ngữ: mạng xã hội, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến.
- Khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử. Phân loại trang tin điện tử (báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử nội bộ, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành). Các thuật ngữ: trang tin cá nhân (weblog, blog), chia sẻ nội dung trực tuyến.
|
3
|
An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT
|
3.1
|
An toàn lao động
- Một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính và các thiết bị kèm theo.
- Chọn phương án chiếu sáng (ví dụ: cường độ, hướng chiếu), chọn kiểu, kích thước bàn ghế và sắp xếp vị trí bàn ghế, thiết bị phù hợp với bản thân. Chọn tư thế làm việc đúng, hiểu tác dụng của việc tập thể dục, giải lao, thư giãn khi làm việc lâu với máy tính.
|
3.2
|
Bảo vệ môi trường
- Công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng.
- Thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy.
|
4
|
Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
|
4.1
|
Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
- Khái niệm và vai trò của tên người dùng (user name), mật khẩu (password) khi truy nhập mạng và Internet.
- Cách sử dụng mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, xen lẫn giữa chữ cái và số).
- Cách đề phòng khi giao dịch trực tuyến: không để lộ (che dấu) hồ sơ cá nhân, hạn chế gửi thông tin cá nhân, cảnh giác với người lạ, cảnh giác với thư giả mạo.
- Khái niệm và tác dụng của tường lửa (firewall).
- Cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu bằng cách khóa máy tính, khóa phương tiện lưu trữ khi rời nơi làm việc. Tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu dự phòng.
|
4.2
|
Phần mềm độc hại (malware)
- Phân biệt các thuật ngữ phần mềm độc hại (malware) như: virus, worms, trojan, spyware, adware. Cách thức mã độc xâm nhập, lây lan trong hệ thống máy tính.
- Các cách phòng, chống phần mềm độc hại và tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm an ninh mạng, phần mềm diệt virus thường xuyên.
|
5
|
Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
|
5.1
|
Bản quyền
- Thuật ngữ bản quyền/quyền tác giả (copyright). Sự cần thiết tôn trọng bản quyền. Một số khái niệm tổng quan của luật pháp Việt Nam và quốc tế liên quan đến bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung và sở hữu trí tuệ.
- Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: mã (ID) sản phẩm, đăng ký sản phẩm, giấy phép (license) sử dụng phần mềm.
- Thuật ngữ ”thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” (end-user license agreement). Phân biệt phần mềm dùng chung (shareware), phần mềm miễn phí (freeware), phần mềm mã nguồn mở (open source software).
|
5.2
|
Bảo vệ dữ liệu
- Các khái niệm, thuật ngữ liên quan như: dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu.
|